Buổi giao lưu trực tuyến với năm nhà khoa học tiêu biểu
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, LĐLĐ TPHCM và Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM vừ a đề nghị UBND TP trao giải thưởng cho 30 công trình tiêu biểu của phong trào lao động sáng tạo của CNVC-LĐ TPHCM. Dịp này, Báo Người Lao Động tổ chức giao lưu trực tuyến với 5 trong số những nhà khoa học tham gia vào 30 công trình tiêu biểu đó.
Đúng 8 giờ 30 phút, ngày 24-4-2005, tại Tòa soạn Báo Người Lao Động đã diễn ra buổi giao lưu trực tuyến với 5 nhà khoa học tiêu biểu. Năm nhà khoa học đó là:
1. Ông Nguyễn Đình Cương, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TPHCM. Công trình: Các giải pháp kỹ thuật khôi phục và quản lý hệ sinh thái rừng phòng hộ huyện Cần Giờ. Giải A hội thi Sáng tạo KHKT TP năm 1996.
2. Kỹ sư Võ Hoàng Liệt, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ và Thiết bị quận 4. Công trình: Chế tạo toàn bộ dây chuyền sản xuất mì ăn liền. Giải nhì hội thi Sáng tạo KHKT toàn quốc năm 1991; dây chuyền lấy thịt nghêu tự động. Giải B hội thi Sáng tạo KHKT TP năm 1995; dây chuyền vô chai tự động. Giải 3 hội thi Sáng tạo KHKT TP năm 2000; dây chuyền sản xuất thiết bị cà phê hòa tan. Giải 3 hội thi Sáng tạo KHKT TP năm 2001.
3. PGS-TS Văn Tần, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân. Công trình: Các giải pháp cải tiến nhiều công đoạn mổ thành công phình động mạch chủ bụng, ngực và ngực bụng, ung thư gan...
4. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam. Công trình: Hoàn thiện công nghệ sản xuất lốp ô tô Radian mành thép. Giải thưởng VIFOTEC năm 2003.
5. Kỹ sư Trịnh Quang Dũng, Phòng Phát triển Công nghệ điện mặt trời - Phân viện Vật lý. Công trình: Nghiên cứu và triển khai điện mặt trời. Giải thưởng đặc biệt hội thi Sáng tạo KHKT TP năm 1991, giải Poster xuất sắc nhất năm 2003 (Nhật).
Sau đây là nội dung của cuộc giao lưu.
+ Lưu Nguyệt San (P. Tân Thành, Q. Tân Phú): Nguyên lý hoạt động cơ bản của công nghệ điện mặt trời như thế nào? Công nghệ điện mặt trời có thể phát triển rộng ở nước ta được không? Chi phí để phát triển công nghệ này có cao không?
- Kỹ sư Trịnh Quang Dung, Phòng Phát triển công nghệ điện mặt trời: Việt nam đã có một nhà máy điện mặt trời (ĐMT) lớn vào hạng nhất khu vực Đông Nam Á tại huyện Maangiang, tỉnh Gia Lai công suất 100 KW pin mặt trời và 25 KW thủy điện do NeDo Nhật Bản tài trợ. Trong chương trình nghiên cứu công nghệ năng lượng mới châu Á do Sida Thụy Điển tài trợ - AIT điều phối ở 6 nước châu Á. Solarlab - Phân viện Vật lý đã nghiên cứu thiết kế và triển khai một số ứng dụng ĐMT tiêu biểu:
- Xe cấp cứu ĐMT đầu tiên ở Việt Nam tại Trung tâm Y tế huyện Easuk, Đaklak.
- Thuyền du lịch văn hóa ĐMT - thị xã Hội An, Quảng Nam.
- Nhà ĐMT đầu tiên ở Việt Nam tại TPHCM.
Chi phí cho công nghệ ĐMT còn khá cao so với thu nhập quá thấp ở Việt Nam. Tuy nhiên, công nghệ ĐMT có tiềm năng to lớn vì Việt Nam có nguồn tài nguyên bức xạ mặt trời khá cao, 5,2KW/m2/h/ngày ở khu vực miền Trung và miền Nam.
+ Một bạn đọc: Dây chuyền sản xuất mì của kỹ sư quả là một bước đột phá về công nghệ vào năm 1992. Xin hỏi công trình được đơn vị nào đưa vào áp dụng và mang lại lợi ích kinh tế như thế nào?
- Kỹ sư Võ Hoàng Liệt, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ và Thiết bị quận 4 trả lời: Tất nhiên khi người ta nhìn vào những dây chuyền ngoại nhập, không ai dám nghĩ mình chế tạo giống được như vậy. Do e sợ với điều kiện Việt Nam làm không được sẽ mất tiền của, mất công. Lúc đó, tôi đang làm ở nhà máy Thiên Hương nên có điều kiện tìm hiểu bằng được nguyên lý hoạt động của nó, không chỉ thiết bị làm mì ăn liền. Khi có nhu cầu của bạn bè, mình sẵn sàng và khẳng định sẽ làm được. Mất 6 tháng thiết kế Việt Nam hóa nó lại thì cuối cùng một dây chuyền sản xuất mì ăn liền hoàn toàn sản xuất tại Việt Nam ra đời. Khi hoàn thành công trình thì nhóm bạn yêu cầu chế tạo dây chuyền sản xuất mì là những người ứng dụng đầu tiên, nhãn hiệu mì là Vinami trở thành lịch sử. Đây là tiền thân của những dây chuyền mì sản xuất trong nước khác, tạo sự tự tin cho người khác trong việc chế tạo dây chuyền sản xuất mì "Made in Vietnam". Xét về hiệu quả kinh tế thì khó mà thống kê được, khi từ dây chuyền mì đầu tiên này nước ta đã chế tạo được nhiều dây chuyền khác thay thế thiết bị ngoại nhập giá rất đắt.
+ Lê Hà (198/47 Thống Nhất, P6, Q. Gò Vấp): Rừng Phòng hộ huyện Cần Giờ hiện có bao nhiêu loại cây? Có những loại cây quý hiếm nào?
- Ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm TPHCM trả lời: Về thực vật của rừng phòng hộ Cần Giờ có 35 loại cây điển hình thuộc 20 loài, 16 họ, nhóm các cây gia nhập có 36 loại thuộc 30 chi, 20 họ nhóm. Các cây nhập có 128 loại thuộc 80 chi, 47 họ, 2 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam là cóc dó, quao. Hệ động vật, khu hệ thủy sinh không xương sống có 700 loài thuộc 44 họ 19 bộ 6 lớp. 5 ngành khu hệ cá có 137 loài thuộc 39 họ, 13 bộ, khu hệ động vật có xương sống, khu hệ lưỡng thê và bò sát có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 11 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang chúa, rắn hổ mang, vích, đồi mồi, cá sấu hoa cà). Khu hệ thú có 19 loài, thuộc 13 họ và và 7 bộ. Có 5 loài trong sách đỏ Việt Nam: rái cá thường, rái cá lông mượt, rái cá vướt bé, mèo rừng. Khu hệ chim có 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước có 7 loài nằm trong sách đỏ Việt nam (bồ nông chân xám, chàng bè, giang sen, gà đẩy nhỏ, cò lạo xạo, choát, ác là).
+ Hai Nguyen: Thua thac sy Nguyen Quoc Anh, Giai thuong VIFOCTEC nam 2003 da tac dong den ong nhu the nao? Hien hay, ong dang nghien cuu cong trinh gi? Ong chon de tai nghien cuu bat gnuon tu nguyen nhan gi?
- Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam trả lời: Giải thưởng VIPOTEC là một sự công nhận cho tập thể cán bộ kỹ thuật của Caosumina mà tôi là một đại diện, nó kích thích sự nghiên cứu sáng tạo trong tôi và đồng nghiệp - động viên anh em say mê với công việc hơn vì đã được xã hội công nhận. Tôi tiếp tục nghiên cứu lốp xe tải toàn thép (không còn dùng bố ghen nữa) đây là sản phẩm cao cấp mà nước ta chưa có cơ sở nào sản xuất. Hy vọng cuối năm nay Casumina sẽ có sản phẩm thương mại lốp xe tải toàn thép. Tôi nghiên cứu đề tài này vì lốp xe loại này là loại cao cấp mà chưa nhà sản xuất và đầu tư làm được tại Việt Nam. 100% lốp xe loại này đã phải nhập khẩu mà nước ta lại là nước sản xuất cao su lớn thứ 6 trên thế giới và xuất khẩu cao su lớn thứ 4 trên thế giới. Làm được lốp này, vị thế công nghiệp cao su của ta sẽ được nâng lên - giá trị xuất khẩu sẽ cao hơn.
+ Tran Huy Thong (Nguyen Dinh Chieu, Q.3): Em duoc biet thac sy la nguoi dau tien cua TPHCM dat giai thuong VIFFOTEC. Do la mot vinh du nhung do cung la mot trong trach. Thua thac sy, giai thuong nay co y nghia nhu the nao doi voi viec nghien cuu khoa hoc cua thac sy?
- Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam trả lời: Thực tế TPHCM có rất nhiều nhà khoa học có những đề tài lớn hơn của tôi nhưng do họ không tham dự để được xét duyệt. Tuy nhiên, đề tài này có một đặc điểm là ứng dụng và thương mại hóa được ngay nên tạo ra một tiền lệ tốt cho nghiên cứu khoa học, đề tài này đưa Casumina vào hàng ngũ các nhà sản xuất lớn trên thế giới (hạng 69/75 nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới về lốp) và Việt Nam có tên trên bản đồ sản xuất lốp của thế giới. Tôi tiếp tục phát huy và mở rộng đề tài này cho lốp xe tải toàn thép là sản phẩm cao cấp mà Casumina phải sản xuất được trong năm 2005. Riêng tôi nó là động lực, mục tiêu để đi vào nghiên cứu khoa học mạnh mẽ hơn.
+ Một bạn đọc: Hiện nay hệ sinh thái tại TPHCM khá ô nhiễm, xin ông cho biết việc khôi phục hệ sinh thái rừng phòng hộ huyện Cần Giờ có giảm thiểu được sự ô nhiễm này không? Thực trạng rừng phòng hộ huyện Cần Giờ hiện nay? Theo ông người dân phải làm gì để rừng có thể tốt hơn?
- Ông Nguyễn Đình Cương trả lời: Hiện nay, hệ sinh thái tại TPHCM khá ô nhiễm. Vì vậy việc khôi phục rừng ngập mặn Cần Giờ có ý nghĩa rất lớn. Rừng là lá phổi điều hòa không khí, ngăn mặn, lọc các chất thải bẩn đưa lại không khí trong lành cho chúng ta, giảm thiểu một phần rất lớn sự ô nhiễm môi trường hiện nay. Do đó việc bảo vệ rừng nói chung và rừng Cần Giờ nói riêng cần được mọi người quan tâm nhằm luôn luôn phát triển và bảo tồn được hệ sinh thái quan trọng này, bảo về được lá phổi xanh của thành phố chúng ta.
Theo số liệu điều tra của TP đến tháng 31-12-2004 tổng diện tích tự nhiên Cần Giờ: 71.361ha trong đó diện tích rừng là 31.098,04 ha. Diện tích có rừng: 30.064,84 ha; rừng tự nhiên: 10.982,42 ha; rừng trồng: 19.082,35 ha. Được chia làm 24 tiểu khu, mỗi tiểu khu từ 1 ngàn đến 2 ngàn ha. Để đảm bảo quản lý tốt rừng hiện có ở Cần Giờ hiện nay cần phải có chính sách xã hội hóa nghề rừng, ngoài trách nhiệm của các cấp chính quyền người dân cần phải xem đây như là trách nhiệm của mình bảo vệ và luôn giữ gìn lá phổi của chúng ta. Một mặt các cơ quan chức năng cần tuyên truyền giáo dục mọi người dân bảo vệ rừng Cần Giờ đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân Cần Giờ có việc làm và thu nhập ổn định từ đó họ sẽ có ý thức bảo về rừng tốt hơn.
+ Nguyen Minh Nhat (Quan Tan Phu, TPHCM): Em nghe noi lam nghe Bac sy thi phai la nguoi to gan. Nhu vay vua la bac sy vau lam khoa hoc thi sao a? Moi nguoi van noi, cam xuc cua cac vi bac sy phai it di moi lam duoc viec, co dung khong?
PGS-TS Văn Tần trả lời: Làm bác sĩ phải có đủ khả năng để làm: "to gan" một cách hợp lý và có cơ sở khoa học, không được liều mạng. Bác sĩ đã là khoa học rồi. Nghề bác sĩ yêu cầu cảm xúc cao, vì tiếp xúc trực tiếp với con người. Người bác sĩ không được "vô cảm".
+ Nguyên nhân nào khiến bác sĩ chọn ngành y? (hoanghoa@yahoo.com)
- PGS-TS Văn Tần, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, trả lời: Tôi sinh ra ở vùng quê nghèo Quảng Trị. Từ nhỉo tôi đã chứng kiến 2 người thân chết chết do điều kiện y tế ở địa phương quá tệ. Ngay khi học tiểu học, tôi đã có ý tưởng sẽ học ngành y. Tôi vào Huế học bậc trung học, chú7ng kiến nhiều cái chết do chậm được chữa trị càng làm tôi nung nấu thi vào ngành y. Sau khi đậu tú tài, tôi đã vào Sài Gòn thi và đậu vào ngành y.
+ Bệnh ung thư gan thường xãy ra ở lứa tuổi nào ? (ngophan@yahoo.com)
- PGS-TS Văn Tần, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, trả lời: Theo kinh nghiệm đềi trị của tôi, bệnh ung thư gan thường xãy ra ở độ tuổi 40-60. Cũng có trường hợp trẻ hơn hoặc già hơn. Nguyên nhân chính là do siêu vi B và C, chiếm đến 70-80%. Do ăn đồ mốc, gạo mốc, ô nhiễm môi trường…
+ Thua ong Trinh Quang Dung, viec dua cong nghe dien mat troi vao ung dung cac thiet bi dien la can thiet o mot dat nuoc ma gia dien con qua cao va luon thieu hut dien. Tuy nhien lieu ung dung dien mat troi vao cac thiet bi dien hien co o VN co tot hay khong? co bao quan cac thiet bi lau ben?... (ThuyVyUS@yahoo.com)
- Kỹ sư Trịnh Quang Dung, Phòng Phát triển công nghệ điện mặt trời: ĐMT ở Việt Nam hiện có hai loại, 1 loại dùng DC 12V chỉ dùng được với các thiết bị chuyên dụng sử dụng điện bình 12VDC. Loại thứ 2 là loại ĐMT cho nguồn ra 220VAC - khi sử dụng loại này phải chú ý là nguồn 220 VAC có sóng sine (chất lượng như điện lưới) mới đảm bảo an toàn cho các thiết bị sử dụng. Loại ĐMT 220 VAC (sóng sine vuông) loại này không dùng được các thiết bị như quạt, tủ lạnh, máy bơm. Vì dùng lâu sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị và có thể gây cháy thiết bị.
+ Bệnh phình động chủ nguyên nhân do đâu, tác hại như thế nào? (ganhhanghoa@yahoo.com)
- PGS-TS Văn Tần, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, trả lời: Do người có tuổi mỡ đóng lại thành mạch làm yếu đi gây xơ vữa động mạch. Bệnh không chỉ nằm ở động mạch chủ mà còn ở nhiều động mạch khác trên cơ thể. Do đó điều trị phải nhắm đến toàn thân.
+ Người ta nói phụ nữ trong thời gian mang thai và sau khi sinh thường bị nhiễm bệnh siêu gan B và không nguy hại gì, có đúng không? Cần chữa trị loại bệnh này như thế nào có hiệu quả? (doanphungo@yahoo.com)
- PGS-TS Văn Tần, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, trả lời: Vô lý. Tất cả siêu vi đều nguy hại không loại trừ ai. Nhiễm siêu vi có thể đi đến viêm gan, sơ gan, ung thư gan. Mức độ có thể ít hay nhiều nhưng đa số nhiễm là bị. Nếu chưa mắc siêu vi thì phải đi chủng ngừa. Người mắc siêu vi có 2 nhóm: Thứ nhất: Kinh niên, siêu vi có sẵn trong người nhưng không diễn tiến, cần theo dõi có phát triển bệnh ung thư gan không để điều trị sớm; thứ hai: đang diễn tiến, có nguy hại, có thể viêm gan cấp trở lại phải điều trị.
+ Ông đánh giá như thế nào về thức ăn nhanh trong thời đại công nghiệp? (Một bạn đọc)
- Kỹ sữ Võ Hoàng Liệt trả lời: Một khi nên công nghiệp phát triển cao thì cuộc sống người dân bận rộn hơn, thu nhập tăng lên. Bữa ăn công nghiệp rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu người dân giải phóng các công việc lặt vặt. Làm thức ăn công nghiệp mình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề dinh dưỡng cho con người. Điều này đáng hoan nghênh khuyến khích.
+ Đã có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng ĐMT tại Việt Nam. Nhưng theo quan sát của tôi chúng ta vẫn chưa tận dụng triệt để nguồn năng lượng mặt trời. Theo kỹ sư, nguyên nhân vì sao? Nhiều công trình nghiên cứu của các viện ít được áp dụng thực tế do không xuất phát từ thực tiễn nóng bỏng. Theo kỹ sư làm sao khắc phục điều này? (Một bạn đọc)
- Kỹ sư Trịnh Quang Dũng trả lời: Mặt dù pin mặt trời được nghiên cứu ở Việt Nam từ 1975, song phải chờ đến 1989 ĐMT mới chính thức ứng dụng vào đời sống xã hội ở Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu chưa được ứng dụng vào thực tế nóng bỏng vì chưa có đủ kinh phí để nghiên cứu đến nơi đến chốn. Trên phạm vi toàn thế giới, ĐMT chưa thật sự là dạng điện kinh doanh. Ở các nước phát triển, họ có những chính sách quan trọng về ĐMT. Ví dụ: Các công ty điện phải mua ĐMT với giá gấp đôi hoặc gấp 3 điện truyền thống. Những công trình ứng dụng được tài trợ không mang tính thương mại. Để ĐMT có thể ứng dụng mạnh mẽ ở Việt Nam cần có những quy hoạch nghiên cứu và ứng dụng ĐMT một cách đồng bộ và đến nơi đến chốn. Thế mạnh của ĐMT là phát triển ở những vùng hải đảo xa, vùng nông thôn hẻo lánh mà điện lưới không thể đến (vì giá thành đưa đến sẽ rất cao). Chắc chắn trong tương lai gần ĐMT sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam vì Việt Nam có một nguồn tài nguyên về bức xạ mặt trời khá cao.
+ Người ta đánh giá bác sĩ Việt Nam không thua kém so với thế giới. Có thua là do chúng ta thiếu trang thiết bị. Vậy về y đức, bác sĩ đánh giá ta có thua không?(emsuonggio@yaoo.com)
- PGS-TS Văn Tần, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, trả lời: Theo tôi, bác sĩ chúng ta chưa bằng thế giới vì đào tạo chúng ta còn thua, nhất là về khoa học cơ sở. Thử hỏi, có bao nhiêu bài viết của chúng ta được thế giới nghiên cứu, học hỏi. Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật để cố gắng hơn trong đào tạo bác sĩ. Về y đức cũng khó mà so sánh nhưng thế giới họ có cách đào thải của họ.
+ Mặc dù bị lên án khá nhiều nhưng có nhiều nơi bác sĩ vẫn hành dân. Nhân đức của người thầy thuốc có phải bị thử thách ghê gớm trong thời buổi kinh tế thị trường? (inhau@yahoo.com)
- PGS-TS Văn Tần, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, trả lời: Đúng là có thử thách do có 2 vấn đề: một bên là y đức, một bên là tiền bạc. Kinh tế thị trường ai cũng muốn làm giàu. Nhưng có 2 nhóm người: Người nghĩ đến nhân đức, làm việc nghĩa trước lợi sau; người không có nhân đức, làm việc lợi trước nghĩa sau. Nhóm người thứ hai có bao nhiêu phần trăm cũng khó trả lời nhưng cũng khá cao. Đạo đức trong ngành y rất quan trọng nhưng không thể nói đào tạo ra đạo đức được, đó là điều có sẵn trong mỗi người. Nếu trí thức một nước mà làm điều nghĩa trước lợi sau thì xã hội sẽ tiến nhanh, ngược lại xã hội sẽ thụt lùi.
+ Thua Ong Cuong, hien nay cong trinh ve giai phap quan ly ve sinh thai rung Can gio cua ong da duoc thuc hien ra sao? ong co nhung cong trinh gi moi nham giup cho viec bao ve rung o nuoc ta ? (ThyBM8@hotmail.com)
- Ông Nguyễn Đình Cương, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TPHCM trả lời: Công trình về giải pháp quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rừng Cần Giờ đang được các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, được đánh giá là khu rừng trồng quản lý bảo vệ tốt nhất Đông Nam Á. Làm được công việc này, đòi hỏi phải có sự phối hợp rất chặt chẽ của các cấp các ngành, đặc biệt là nhân dân huyện Cần Giờ, lực lượng kiểm lâm, công an, bộ đội, chính quyền huyện - xã và các chủ rừng. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với các ban ngành và các nhà quản lý, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm bảo về và phát triển rừng Cần Giờ nói riêng rừng của cả nước nói chung ngày một tốt hơn.
+ Xin KS Vo hoang Liet cho biet cac day chuyen san xuan thiet bi nhu Mi lan lien ca phe hoa tan...cua KS da ung dung nhu the nao hien nay? (minhvy74@yahoo.com)
- Kỹ sư Võ Hoàng Liệt trả lời: Dây chuyền mì ăn liền đã trở thành lịch sử, phổ biến. Nhiều người đều có thể chế tạo được, để sản xuất và hiện tại ở Việt Nam sản lượng mì ăn liền rất lớn. Các dây chuyền cà phê mình chưa sản xuất được nhiều chỉ sản xuất hai dây chuyền sử dụng ở ĐakLak, Đồng Nai chất lượng còn giới hạn cho nên chưa có nhiều điều kiện cải tiến, nâng cấp hoàn thiện như của nước ngoài. Cần nói thêm, tôi chỉ sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, ngoài ra tôi còn sản xuất nhiều dây chuyền chiết rót, vô chai tự động nên tôi có đủ điều kiện để cải tiến, hoàn thiện nó đến mức hoàn chỉnh. Và hiện tại tương đương với dây chuyền của Đài Loan, Trung Quốc.
+ Thua ong Nguyen Quoc Anh. Voi cong trinh tren cua ong cong ty CS mien nam co thuc hien va dua vao ban san pham nay ra thi truong k? hieu qua kinh te ra sao? (tynanguyen@yahoo.com)
- Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh trả lời: Công trình này đã được ứng dụng từ năm 2003, năm đó bán được 2.000 lốp. Đến năm 2004 bán được 20.500 lốp, tất cả dưới nhãn hiệu Casumina. Hiện nay, công ty đang bắt đầu sản xuất nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Công trình này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế sau khi lượng tiêu thụ trên 100.000 lốp/năm.
+ Thua PGS-TS Vo Tan, ong da co giai phap cai tien nhieu cong doan mo thanh cong, vay viec chua tri ung thu vu cua phu nu ong co nghien cuu chua tri khong? hien nay ti le phu nu mac benh nay rat nhieu. Vay nganh y khoa cua nuoc ta da co cach ngan ngua benh nay chua? (Vythuymn@yahoo.com)
- PGS-TS Văn Tần trả lời: Bất cứ phẫu thuật nào cũng phải cải tiến. Lợi của cải tiến là giảm chấn thương, giảm mất máu, giảm biến chứng và tử vong, giảm thời gian điều trị làm cho người bệnh phục hồi nhanh và sớm trở lại làm việc. Thời gian mổ giảm một nửa nhờ cải tiến và việc mất máu rất ít, có nhiều ca không cần truyền máu, biến chứng giảm nhiều và tử vong gần như không đáng kể. Bệnh viện Bình Dân mổ ung thư vú. Việc ngăn ngừa ung thư vú hiện nay chưa có. Nhưng phát hiện sớm chữa trị thì sẽ lành. Người phụ nữ tự khám mình hàng ngày nếu thấy bất thường ở nhũ bộ thì tới bác sĩ.
+ Toi rat kham phuc cac nha khoa hoc noi tren, ho da dong gop nhieu cho cuoc song dan sinh nuoc nha hon la noi...nhung cung co khong it nguoi la giao su, tien sy tu nhan minh la nha khoa hoc nhung toi nhan thay ho chua dong gop duoc gi nhung o moi noi moi cho, ho chi la loi to, va phe phan nguoi nay nguoi no, nganh nay nghanh no la gio. toi khong phuc nhung nguoi nay. Toi xin phep hoi mot trong cac nha khoa hoc tren: bi quyet nao giup cac nha khoa hoc noi it lam nhieu? HA DUY BINH (5A CX LAC LONG QUAN P5 Q11, TP.HCM. Điện thoại: 8618730)
- Kỹ sư Trịnh Quang Dũng trả lời: Điều quan trọng là thấy được công việc của mình có ích cho xã hội và mong muốn công việc của mình giúp giải quyết được những vấn đề nóng bỏng mà xã hội đòi hòi. Không vụ lợi để mong đạt được những lợi ích riêng tư. Mà phải có tinh thần muốn đưa đến đất nước không thua kém những nước khác trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với truyền thống văn hiến của nước nhà.
- Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh trả lời: Chúng tôi bắt nguồn việc nghiên cứu khoa học từ những bức bách thực tế trong cuộc sống, trong công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày.
- Kỹ sư Võ Hoàng Liệt trả lời: Nếu nói đúng và làm đúng thì nói càng nhiều càng tốt. Nếu làm nhiều mà làm sai thì cũng không nên làm.
+ Thua ong Cuong, toi la mot nguoi da nghi huu nhung rat thich nghien cuu ve rung. Toi xin ong cho biet, ong da lam de tai nay nhu the nao? Toi da hon 60 tuoi roi, nhu the co qua lon de nghi den viec nghien cuu khoa hoc khong? Nguyen Van Dac (Khu pho 1, Tan Hiep, Bien Hoa, Dong Nai)
- Ông Nguyễn Đình Cương trả lời: Đề tài các giải pháp kỹ thuật khôi phục và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý. Việc khôi phục và bảo về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là thành quả của sự quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân TP. Đặc biệt là của cán bộ, nhân dân huyện Cần Giờ, các đơn vị nông - lâm đóng chân trên địa bàn và ngành nông nghiệp TP. Đây là những giải pháp đã được điều tra nghiên cứu kỹ và đã được áp dụng từ 1978 đến nay. Mỗi năm được bổ sung hoàn chỉnh dần. Việc khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay còn nhiều vấn đề phải giải quyết đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của mọi người dân TP đặc biệt là các nhà khoa học, nhà quản lý có tâm huyết và lòng say mê với rừng. Mong nhận được những ý kiến đóng góp của bác để góp phần xây dựng rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tốt hơn.
+ Bí quyết nào giúp anh Hoàng Liệt đoạt nhiều giải nghiên cứu khoa học vậy? Nghe nói anh đã đưa kết quả nghiên cứu khoa học của mình vào kinh doanh, vậy anh có sợ cạnh tranh với các nhà kinh tế thực thụ không? (Một bạn đọc)
- Kỹ sư Võ Hoàng Liệt trả lời: Tôi cũng không biết mình có bí quyết gì nữa, nhưng trong hoạt động hàng ngày, từ trước đến giờ mình nghĩ rằng phải biết chịu khó suy nghĩ cần mẫn làm việc, làm việc gì cũng phải đến đích, không nản chí bỏ giữa đường. Lúc nào cũng phải suy nghĩ nghiên cứu một đề tài trong tương lai mà xã hội cần đến nó. Khi cơ hội đến ta sẽ có cái để nắm bắt, nếu không khi đó cơ hội sẽ đi qua mất rồi. Làm công việc không đặt nặng vấn đề kinh tế kinh doanh mà phải do đam mê nghề nghiệp, pha chút tự trọng và sĩ diện về dân tộc. Nước ngoài làm được nhiều thứ, Việt Nam mình ít ra cũng phải làm được một cái gì đó dù còn thua kém họ. Khi khách hàng đến đặt hàng dù một đề tài nhỏ nhưng có những cái mới thì tôi vẫn không từ chối. Tất cả việc lớn đều bắt đầu từ những công việc nhỏ. Do đó tôi có nhiều đề tài dự thi là như vậy.
Như trên đã nói nhà khoa học phải lấy đam mê nghiên cứu là chính, không đặt nặng vấn đề kinh tế. Tôi có nhiều công trình có thể đăng ký độc quyền nhưng tôi không đăng ký. Mình nghiên cứu phục vụ xã hội là cảm thấy vui rồi, tôi không có ý định độc quyền kinh doanh để làm giàu. Nhiều kỹ sư mới ra trường tôi vẫn nhận vào làm sau một thời gian thì lại ra ngoài làm riêng.
+ Thưa thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, nhiều ý kiến cho rằng làm khoa học thời nào cũng bị đói, thạc sĩ có nghĩ thế không? Với bản thân thạc sĩ, thạc sĩ đã chống đỡ như thế nào? Em là một học sinh rất thích các ngành công nghiệp. Xin thạc sĩ cho biết để học được ngành này cần có những tố chất gì? (Hoàng Quân, Tân Bình)
- Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh trả lời: Đặc tính của các nhà khoa học thì tập trung vào nghiên cứu nên ít quan tâm về vấn đề kinh tế. Nếu các đề tài không ứng dụng được thì lợi ích các nhà khoa học càng nhỏ nhoi. Đối với các đề tài có hiệu quả và ứng dụng được thì chắc chắn sẽ có sự đãi ngộ xứng đáng. Riêng đối với bản thân tôi, tôi được làm việc trong một công ty tạo điều kiện rất nhiều cho các nhà khoa học nghiên cứu nên thu nhập cũng tương đối. Muốn theo đuổi ngành công nghiệp, người học sinh cần có những tố chất cần cù để nghiên cứu, trung thực với các kết quả khoa học của mình và lòng khao khát tìm kiếm cái mới, khám phá cái mới.
+ Thưa kỹ sư Trịnh Quang Dũng, nghiên cứu khoa học có khó lắm không? Giới trẻ bọn em muốn nghiên cứu khoa học thì cần phải trang bị những yếu tố gì? Công nghệ ĐMT có nhiều tiện ích, tại sao lại chưa phát triển tại Việt Nam, có phải do chi phí quá đắt không? (Tuấn Ngọc, quận 1)
- Kỹ sư Trịnh Quang Dũng trả lời: Nghiên cứu khoa học là một công việc khó khăn, không phải ai cũng làm được. Với giới trẻ muốn bước vào nghiên cứu khoa học cần phải trang bị những yếu tố sau: Kiên trì học hỏi và sáng tạo, luôn có những suy nghĩ đột phá mới; chăm chỉ và cần cù trong công việc, không nản chí trước những thất bài ban đầu; học giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh), thông thạo tin học để tiếp xúc với thế giới. ĐMT có rất nhiều tiện ích, thậm chí có những tiện ích mà điện lưới không thể thực hiện được như đối với khoa học vũ trụ, công nghệ thông tin, vệ tinh… ở những vị trí địa hình đặc biệt. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam ĐMT chưa được phát triển mạnh vì 4 lý do: Một, chưa có chính sách thích hợp để thúc đẩy phát triển cấp Nhà nước; hai, thu nhập của người dân Việt Nam còn quá thấp; ba, giá thành của ĐMT còn cao so với điện truyền thống; bốn, các ưu việt về môi trường của ĐMT chưa được đánh giá đúng mức.
+ Thưa ông Nguyễn Đình Cương, công trình nghiên cứu khoa học quản lý hệ sinh thái rừng phòng hộ huyện Cần Giờ có được ứng dụng thực tế không? Lợi ích mang lại của công trình nghiên cứu này? (Nguyễn Thị Minh Hằng, Q. Bình Thạnh - TPHCM)
- Ông Nguyễn Đình Cương trả lời: Công trình nghiên cứu khoa học quản lý hệ sinh thái rừng phòng hộ Cần Giờ đã được áp dụng trong thực tế ở Cần Giờ nhằm trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng ngập mặn Cần Giờ trong suốt thời gian 1978 đến nay. Công trình này mang lại lợi ích rất to lớn. Cụ thể tạo được công ăn việc làm xóa đói giảm nghèo qua công tác trồng, chăm sóc, tỉa thưa, bảo vệ, là môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản phát triển, tăng sản lượng đánh bắt trong những năm qua. Đặc biệt nó là lá phổi của TPHCM có tác dụng rất lớn trong việc đưa lại không khí trong lành cho người dân TP. Chắn sóng, lấn biển, ngăn mặn góp phần phát triển các ngành nông nghiệp ở Cần Giờ, tham quan du lịch nghỉ ngơi cho nhân dân TP, là nơi nghiên cứu cho các nhà khoa học trong và ngoài nước. Khu rừng này được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là khu rừng trồng đẹp nhất Đông Nam Á. Đây là những lợi ích vô giá, do đó trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để phát triển hệ sinh thái này một cách bền vững.
+ Trong thời gian này kỹ sư Võ Hoàng Liệt có đề tài nghiên cứu nào không? Nếu có, có thể nói rõ về đề tài này được không? (Thanh Bình, Bình Chánh - TPHCM)
- Kỹ sư Võ Hoàng Liệt trả lời: Hiện nay tôi đang có một số công trình như: Nâng cấp dây chuyền chế biến cà phê hòa tan, chế tạo dây chuyền vô chai và đóng nắp tự động chai bia và lon loại công suất lớn, máy cắt vỏ hạt điều tự động và bóc vỏ lụa hạt điều tự động, máy sấy chân không…
+ Toi duoc nghe noi nhieu ve viec ra doi cua lop o to radian manh cheo tai nuoc ta. Xin hoi, ong co du dinh gi cho nhung cong trinh ve o to khac khong? Luu Dinh Thoai (Thu Duc, TPHCM. Email: thoaild@yahoo)
- Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh trả lời: Cuối năm 2005 chúng tôi sẽ cho ra một sản phẩm cao cấp hơn là lốp radian toàn thép (dùng bố bằng thép thay cho nylon) đây là loại sản phẩm khó nhất hiện nay ta chưa làm được. Xin cám ơn sự quan tâm của bạn.
+ Vì sao thạc sĩ nghiên cứu về lốp xe cao su, một trong những sản phẩm khá phổ biến? Lốp xe do thạc sĩ nghiên cứu chế tạo có ưu điểm gì nổi bật? Theo thạc sĩ giữa nghiên cứu khoa học và kinh doanh có liên hệ với nhau như thế nào? (nguyenhuy@yahoo.com)
- Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh trả lời: Nước ta là nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ 6 trên thế giới. Lốp xe lại là một sản phẩm không thể thiếu được trong vận chuyển hàng hóa và con người đến nay chưa có một công ty nước ngoài nào có ý định sản xuất lốp xe cao cấp tại Việt Nam nên 100% lốp xe loại này đều phải nhập khẩu. Điều đó thôi thúc tôi nghiên cứu làm lốp xe này. Lốp xe Radian là một loại lốp cao cấp có hai đặc tính: không cần ruột và có một lớp bố thép bảo vệ mặt chạy nên khó bị cán đinh. Trong trường hợp bị cán đinh (không quá to) xe vẫn chạy được cho đến khi nào ta có ý định đem đi vá vỏ. Trước đây các nghiên cứu khoa học thường khó đưa vào áp dụng kinh doanh vì các nghiên cứu không xuất phát từ những yêu cầu của doanh nghiệp và như thế lãng phí, ứng dụng không được triển khai nên thường bế tắc. Trên thế giới thường các công ty kinh doanh lớn đều có các viện nghiên cứu R&D để nghiên cứu triển khai trong kinh doanh không tiếp thu hoặc nghiên cứu khoa học thì không thể phát phát triển được.
+ Cho em hoi, neu gia thiet bi nang luong mat troi cua VIỆT NAM sau nay co giam di khong? Em rat thich dung thiet bi nang luong mat troi, ccac nha khoa hoc co dang nghien cuu thiet bi gi gia re mot chut khong? Binh Minh (Q. Binh Thanh)
- Kỹ sư Trịnh Quang Dũng trả lời: Giá ĐMT năm 1960 là 1.000 USD/Watt, năm 2000 là 6 USD/Watt. Theo dự kiến là từ năm 2010 - 2020 chỉ còn 1 USD/Watt. Giá ĐMT đang giảm. So với năm 2000 hiện nay giá ĐMT giảm khoảng 30% hướng tới những năm 2012 giá có thể giảm bằng 2/3 hiện nay. Tất nhiên theo quy luật phát triển thu nhập của người dân tăng lên thì giá ĐMT cũng giảm đi.
Sau 2 giờ giao lưu trực tuyến qua mang Báo điện tử giữa bạn đọc và 5 nhà khoa học trong số những nhà khoa học tham gia vào 30 công trình tiêu biểu của phong trào lao động sáng tạo của CNVC-LĐ TPHCM trong 30 năm qua (1975-2005) đã làm thêm sự hiểu biết của bạn đọc về phong trào nghiên cứu khoa học thông qua những công tình nghiên cứu tiêu biểu của TPHCM. Đồng thời đây cũng là dịp những nhà khoa học bày tỏ tâm tư, khó khăn và chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học cho những người quan tâm và muốn tham gia vào lĩnh vực này. Tuy đã hết thời gian giao lưu trực tuyến, nhưng chúng tôi vẫn nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc gởi đến. Chúng tôi sẽ liên hệ với các nhà khoa học để trả lời cho bạn đọc trong thời gian sớm nhất. Báo Người Lao Động chân thành cám ơn các nhà khoa học đã tham gia buổi giao lưu này. Nhân dịp này các nhà khoa học cũng gởi đến bạn đọc lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc.