Tìm lịch sử trên lá buông
Theo ước đoán, hiện các làng người Chăm ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đang còn lưu giữ khoảng 60.000 trang thư tịch cổ được viết trên lá buông và các loại giấy cổ. Nguồn văn hóa phi vật thể vô tận này đáng được lưu tâm gìn giữ
“Khao khát nhất đời tôi là được mạnh khỏe mãi để đi đến tận các làng trên mọi miền đất nước để tìm kiếm những thư tịch cổ của người Chăm. Tôi tin rằng thư tịch cổ còn ẩn tàng nhiều nơi lắm!” – nhà nghiên cứu Lâm Gia Tịnh không hề che giấu khát vọng của đời mình khi có ai đó nói về chữ Chăm cổ.
Tìm dấu vết tiền nhân trên lá.- Buổi trưa ở làng Mỹ Nghiệp nắng chang chang. Ông già người Chăm này cứ giữ rịt khách ở lại để nói toàn chuyện... chữ. Những bó thư tịch cổ chép trên lá buông, chép lại trên giấy vỏ bao xi-măng, giấy vụn... được ông lôi ra hàng đống. Những ký tự Sankrit ngoằn ngoèo giống những con giun nhòe cả mắt. “Đây là truyền thuyết về một loài chim. Đây là một đạo bùa người Chăm xưa dùng để chữa bệnh. Đây là một bản sấm ký rất hiếm còn lại trên lá buông...”. Ông dịch thử một câu sấm ký ra cho khách nghe rồi thở dài... “Tôi nghĩ nát óc cũng không thể nào giải được một câu sấm. Ví dụ như “Chuột gặm da sắt” thì giải thế nào? Thua! Nhưng tôi nghĩ rằng mình giữ những thứ khó hiểu nhất này lại biết đâu đời sau sẽ có người hiểu được!”. Say sưa giảng giải một hồi, ông lại ngước đôi mắt minh triết sáng rực với hàng lông mi đã bạc trắng xóa lên nghĩ ngợi điều gì đó. “Nếu năm sau còn khỏe mạnh, tôi sẽ theo anh một chuyến ngược lên thượng nguồn sông Thu Bồn để được tận mắt thấy hai hàng chữ Sankrit khắc trên vách đá ở Hòn Kẽm Đá Dừng! Nghe mọi người nói về hai hàng chữ đó tôi thấy... thèm quá!”.
Vào những năm 40 của thế kỷ trước, ông Lâm Gia Tịnh làm nghề dạy học. Người Chăm quý nghề thầy giáo, thường mời thầy đến nhà học trò chơi. Ông bắt đầu để ý đến những bó lá buông chép chữ được cất giữ trên mái nhà. Cả ngàn năm nay, dù chiến tranh, loạn lạc, dời làng... hay gặp bất trắc nào người Chăm cũng nghĩ đến những bó lá buông trước tiên. Duyên kỳ ngộ với tiền nhân, từ nhà giáo, ông Lâm Gia Tịnh trở thành nhà nghiên cứu chữ Chăm từ đấy. Ông bỏ tiền ra vào tận An Giang để năn nỉ một gia đình người Chăm xin mở thư tịch lá buông ra xin chép lại. Ông kết giao với những nhà sư cao thâm ở tận Sài Gòn để nhờ chỉ dẫn ngôn ngữ Sankrit... “Người Chăm xem thư tịch lá buông là vật gia bảo nên rất khó sưu tầm. Truyền nhau qua nhiều đời cho đến lúc mối mọt đục nát thì người ta đem ra thả xuống sông hoàn trả về đất trời chứ dứt khoát không mua bán hoặc biếu tặng...” - ông Lâm Gia Tịnh nói về cái khó nhất trong việc sưu tập thư tịch cổ trên lá buông như vậy. Người ta không hiểu nội dung thư tịch nói gì nhưng người ta phải giữ lại vì sợ mang tội với người trước.
Dự lễ sinh nhật công chúa Thái Lan.- Cây lá buông cùng họ với cây cọ mọc nhiều ở những vùng trung du Việt Nhân vật: Ông Lâm Gia Tịnh (74 tuổi), người Chăm, hiện sống tại làng Mỹ Nghiệp, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, là người bỏ ra cả đời để sưu tầm thư tịch cổ trên lá buông và chữ viết của người Chăm. Ông là thành viên ban biên soạn sách chữ Chăm ở Ninh Thuận.
Trong quá trình sưu tập thư tịch cổ, ông Lâm Gia Tịnh đã phát hiện ra chữ viết của người Chăm thay đổi liên tục theo thời gian nên nội dung nhiều thư tịch vẫn còn là ẩn số. Điều khó khăn nhất là phần lớn những thư tịch này lại viết bằng tiếng Sankrit. Theo Kògen Mizumo (người Nhật), thời kỳ Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, mỗi giai cấp sử dụng một ngôn ngữ riêng. Đức Phật lúc đó đã dùng tiếng Magadhi của vương quốc
Cách đây hơn 30 năm, một người Pháp có tên là Gerard Moussay làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm (Centre Culturel Căm) đã tìm đến ông Lâm Gia Tịnh mời cộng tác để biên soạn cuốn từ điển Chăm – Việt – Pháp. Cuốn từ điển này xuất bản năm 1971, được xem như một công trình nghiên cứu hoàn hảo về ngôn ngữ của người Chăm. Năm 1994, ông được công chúa Thái Lan mời sang dự lễ sinh nhật vào ngày 2-11. “Đó là lần đầu tiên ra nước ngoài của tôi. Đến nơi được công chúa đón tiếp trọng thị nhưng tôi vẫn thấy hơi... run!” – ông Lâm Gia Tịnh kể lại. Trong buổi lễ sinh nhật của vị công chúa yêu văn hóa này, ông đã thuyết trình chuyên đề “Ngôn ngữ và chữ viết của người Chăm”. Ông bảo, tự dưng tôi thấy cả đời nghiên cứu chữ viết của mình thật hạnh phúc.
Đi theo những con chữ ngoằn ngoèo trên lá buông gần hơn nửa thế kỷ, ông Lâm Gia Tịnh đã bao lần trăn trở với mối hoài nghi rằng đâu đó trong nhà bà con vẫn còn những thư tịch cổ được lưu giữ, cất giấu chưa tìm ra. Đâu đó những thư tịch cổ hư hỏng dần và sắp bị đem thả xuống sông theo nghi lễ hoàn bảo vật về với trời đất. “Như vậy thì thật đáng tiếc! Đáng tiếc! Nhưng sức mình và điều kiện có hạn nên biết làm sao!” – ông thốt lên như vậy.