Những bức ảnh để đời của tác giả “Kền kền chờ đợi”
Làn sóng phản đối Apartheid dâng cao, hàng triệu người Phi Châu trong nạn đói được để mắt đến nhờ nhiều tấm ảnh của Kevin Carter.
Kevin Carter
Một câu hỏi nhiều lần được đưa ra cho những người làm báo: giữa tin tức và số phận con người, điều gì quan trọng hơn? Kevin Carter chọn cả hai để rồi cuối cùng chính tác phẩm mang vinh quang cho anh, lại bức tử anh.

Kevin Carter sinh ngày 13/9/1960, mất ngày 27/7/1994 tại Nam Phi. Hai giải thưởng đáng kể trong sự nghiệp của anh là Giải thưởng của Hội nhiếp ảnh Nam Phi và giải thưởng cao nhất cho các nhà báo Mỹ - Pulitzer. Đang trên đà phát triển sự nghiệp, Carter tự vẫn dưới áp lực của công việc và dư luận ở tuổi 33.


Chiến tranh và phân biệt chủng tộc Aparthied. Tuổi thơ của Kevin Carter đầy ám ảnh về chế độ phân biệt chủng tộc Aparthied. Carter thực hiện nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ năm 1983. Ngoài các tác phẩm về bạo lực gia đình, Kevin cũng tập trung vào loạt ảnh về sự đàn áp của Aparthied, và về phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Phi. Làn sóng phản đối Apartheid dâng cao dần nhờ những bức ảnh của Carter.

"Kền kền chờ đợi". Ngày 26/3/1993, tờ New York Times đăng một tấm ảnh có tên “Kền kền chờ đợi” mô tả hình ảnh một bé gái Sudan (châu Phi) sắp chết đói đang gục đầu trước sự chờ đợi của một con kền kền ăn xác chết. Đây là nguyên nhân khiến tên tuổi của Kevin Carter được biết đến nhiều hơn, nhưng cuộc sống của anh từ đó cũng bi đát hơn bao giờ hết bởi sự bới móc của dư luận và day dứt của lương tâm.



Các bức ảnh chụp phụ nữ và trẻ em là kết quả của nạn đói ở Châu Phi...

Không có thực phẩm, không có gì khác, người ta phải ăn phân bò...

"Em có ăn hết chỗ này không?". Kevin Carter nhắn nhủ: "Hãy ngắm bức ảnh và suy nghĩ về nó... khi bạn than phiền về đồ ăn thức uống của mình, về những thứ ăn được mà bạn lãng phí chúng hàng ngày..."