Những năm 1990, khi thời trang và nhiếp ảnh dù hợp tác với nhau khá mạnh mẽ nhưng các cô siêu mẫu vẫn chỉ được xem là những cái mắc áo di động, thì người ta bất ngờ bởi những bức ảnh đen trắng thời trang - nghệ thuật dưới “góc nhìn Avedon”.
Trong khi các tay ảnh thời đó chụp hình chỉ muốn nhấn vào những thứ mẫu diễn mặc trên người, muốn họ là những mẫu diễn vô cảm trên bức ảnh, thì “góc nhìn Avedon” muốn họ cười, nhảy, hay chí ít biểu lộ cái gì đó tự nhiên.
Quần áo chỉ nên được mô phỏng lại, chứ không là thứ duy nhất của bức ảnh. Vì thế, làng thời trang tung hô Ricard Avedon với những shot ảnh thời trang lấy bối cảnh dọc các con phố café ở Paris, ở Moulin Rouge… ở đó, các cô người mẫu với vẻ mặt mãn nguyện khi diện váy hay bất kì trang phục nào.
Chính thời điểm đó là lúc Richard Avedon tạo nên kỷ nguyên cho những siêu mẫu như Linda Evangelista, Naomi Campbell, Christy Turlington, Stephanie Seymour và Cindy Crawford. Những bộ ảnh đó được giới thời trang xem là vô cùng quí giá, bởi như nhiều người thấy, rất nhiều ngôi sao thời trang đi lên từ đó.
Siêu mẫu Carmen, áo khoác của Cardin, Paris, 8/1957.
Cứ một bài báo của tờ Pubishers Weekly được đăng lên, thì Avedon đã tạo nên sự nổi tiếng - Nếu ông đã chọn hình ảnh của cho bài báo của mình thì họ “phải”… trở nên nổi tiếng”. Niềm đam mê, nguồn cảm hứng kỳ diệu của ông đã “hô biến” ngành công nghiệp thời trang thành một ngành có lợi nhuận hàng tỉ đô la.
Rất nhiều tay làm hình giả, hình nhái, đã cố gắng tái tạo lại phong cách của ông, vốn đã rất nổi tiếng với cái tên đơn giản “góc nhìn của Avedon”.
Về Richard Avedon
Tạp chí The New York Times đã trao tặng cho ông danh hiệu "Nhà nhiếp ảnh nổi tiếng nhất thế giới".
Từ năm 1958, ông đã đứng trong hàng ngũ mười nhà nhiếp ảnh hàng đầu thế giới do tạp chí chuyên đề Popular Photography bình chọn.
Năm 2003, ông đã vinh dự được nhận giải thưởng Nghệ thuật Quốc gia bởi những thành tựu trọn đời. |
Sinh ra ở New York năm 1923, Richard Avedon lớn lên trong sự dạy dỗ nghiêm khắc của người cha, chủ của một cửa hàng quần áo tên Avedon’s Fifth Avenue.
Gác lại chuyện học hành tại trường Đại Học Columbia, Avedon bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh cho Merchant Marines trong năm 1942, chủ yếu là chụp ảnh quảng cáo cho cửa hàng tổng hợp. Lúc đó, Avedon nhanh chóng lọt vào mắt xanh của một vị giám đốc sáng tạo thuộc tạp chí Harper’s Bazar, nơi mà sau này ông đảm nhận vai trò nhiếp ảnh gia chủ chốt.
Cũng trong thời gian đó, Avedon mở studio của riêng mình, thực hiện các shot ảnh cho Vogue và tạp chí Life.
Danh tiếng của Avedon lan tới Madition Avenue. Nơi đây những nhà quảng cáo phải xếp hàng dài từ Revion đến Douglas Aircraft để tìm tới dịch vụ của ông. Khoảng giữa những năm 1960, tiệm chụp hình của ông đã thu được 250.000 đô la tiền quảng cáo. Avedon cũng từng chụp ảnh cho Tổng thống Eisenhower, Adlai Stevenson, và những nhân vật nổi tiếng khác.
Năm 1966, Avedon theo chân biên tập viên nổi tiếng Diana Vreeland, chuyển từ Harper’s Bazaar sang làm việc cho Vogue với tư cách là một thành viên trong hội đồng nhiếp ảnh. Vào năm 1970, tác phẩm của ông xuất hiện ở khắp các phòng tranh của viện nghệ thuật Mineapolis với tên gọi là cuộc triển lãm lớn chưa từng có.
Richard Avedon - "Đôi khi tôi nghĩ tất cả các bức ảnh tôi chụp là ảnh của chính tôi..."
Sự nghiệp sớm của ông đã được Hollywood tiểu thuyết hóa bằng bản nhạc “funny Face”. Trong năm 2002-2003, những tác phẩm của ông tiếp tục được trưng bày tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan. Ông đã chọn chủ đề của mình là về những người yêu thích ông. Tất cả đều được chụp trên nền trắng, không có nụ cười hoặc tạo dáng.
Năm 2004, khi đang chụp những bức ảnh tư liệu cho bài báo mới có tựa đề là “bàn luận về nền dân chủ”, nói về cuộc chạy đua vào nhà trắng của hai ứng cử viên Tổng thống: Bush và Kerry, ông đã bị xuất huyết não và mất sáu ngày sau đó tại bệnh viện Methodist, San Antonio, ở tuổi 81.
David Remnick, Tổng biên tập của tờ The New Yorker, nơi Avedon đang làm việc, nói: “Chúng ta đã mất đi một trong những con người có khả năng sáng tạo tuyệt vời của nửa thế kỷ này”.