Cuộc chiến sách điện tử
Amazon từng nắm thế độc quyền sách điện tử, sau đó Apple phá thế độc quyền này rồi lại trở thành kẻ độc quyền trên thị trường. Cuối cùng, Apple bị kiện...
Phá thế độc quyền của Amazon
Vào lúc đó, kẻ thống trị thị trường xuất bản SĐT là Amazon, trang web phân phối SĐT lớn nhất trên mạng internet. Sử dụng một chiến thuật rất khôn ngoan, Amazon ký kết hợp đồng với các NXB lớn để mua lại quyền bán ra với giá sỉ nhưng giữ quyền quyết định giá bán lẻ. Mô hình này được các chuyên gia trong ngành gọi là “wholesale model”, nghĩa đen là “mô hình mua/bán sỉ”.
Nhờ chiến thuật đó, SĐT của Amazon bán ra thị trường với giá rất rẻ, thấp hơn rất nhiều so với thị trường. Vì thế, vào thời điểm này, Amazon là sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng SĐT nếu xét về mặt giá cả. Trong khi đó, các nhà phân phối SĐT khác không thể cạnh tranh với mức giá quá thấp của Amazon. Thế là Amazon trở thành ông trùm thống lĩnh thị trường SĐT.
Apple muốn có phần trong thị trường này nhưng nhảy vào thị trường của Amazon không phải dễ. Chính vì thế, Apple sử dụng chiến thuật lấy lòng các NXB. Các NXB SĐT vốn không thích sự áp đặt giá của Amazon nhưng vì không có lựa chọn nào khác, khi mà phần lớn người đọc ưa thích mua SĐT từ Amazon và các thiết bị đọc sách Kindle của hãng này.

Người ta bắt đầu thấy nhiều NXB ngưng phát hành qua hệ thống Amazon Kindle để chạy sang Apple, nơi có sẵn một lượng khách hàng lớn đã và đang tiếp tục mua các thiết bị như iPhone và iPad... Amazon thấy rõ điều đó và tìm cách đối phó. Cuối cùng, Amazon cũng phải chấp nhận cho phép các NXB sử dụng mô hình trung gian tương tự để bán sách trên hệ thống của mình. Dù Amazon vẫn bán SĐT với giá rẻ hơn sách giấy nhưng giờ đây, quyền quyết định giá nằm ở trong tay các NXB.
Apple thành kẻ độc tài
Apple thành công nhưng dưới mắt các cơ quan hành pháp, chiến thuật này mang dáng dấp của một thỏa thuận ngầm để tìm cách điều khiển thị trường SĐT. Vì thế, Bộ Tư pháp Mỹ và EC đã tiến hành các cuộc điều tra. Trong khi đó, Apple cho rằng họ không làm gì sai, lẽ phải thuộc về mình khi phá vỡ thế độc quyền của Amazon, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Ý tưởng của Steve Jobs Năm 2010, khi Steve Jobs - CEO đã quá cố của Apple - công bố bán iPad ra toàn thế giới, ông đã ấp ủ một kế hoạch mang tính cách mạng. Kế hoạch này đã từng được ghi lại trong cuốn tiểu sử của ông, liên quan đến ngành xuất bản sách. Steve Jobs tin rằng ngành xuất bản sách điện tử có đầy tiềm năng và vẫn chưa được khai thác triệt để. Với iPad, một thiết bị chú trọng vào tính năng tiêu thụ nội dung kỹ thuật số, Steve Jobs muốn cùng Apple một lần nữa làm nên một cuộc cách mạng tương tự những gì ông đã làm với iPod và ngành âm nhạc giải trí. |