Gã si tình nặng nghiệp cầm ca: Nửa thế kỷ ân tình
Điều bà nhà tôi quan tâm không phải số tiền tôi kiếm được sau mỗi lần viết bài ca, giao kịch bản, mà là hiệu quả của sự phổ biến đó có mang lại cho sân khấu nhiều tài danh mới hay không
Nửa đêm, con trai của chúng tôi đang định cư ở Đức gọi điện thoại về khoe: “Bên Mỹ, 2 suất hát của ba thành công lắm, con đang lên mạng xem người ta tường thuật chương trình nè”. Vợ tôi cũng lồm cồm ngồi dậy, chụp máy đòi con phải kể tỉ mỉ hơn.
Bỏ ngoài tai lời ra tiếng vào

Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.
Mỗi lần tôi đi chấm thi, về đến nhà là bà xã hỏi ngay có thí sinh nào ca hay không. Tôi kể chuyện một cô bé dự thi bài Lá trầu xanh, nhìn xuống ban giám khảo thấy tôi, thay vì ca: “Trời ơi, hai thúng trầu xanh còn nặng quàng trên đôi vai bé nhỏ” thì cô lại run nên ca: “Trời ơi, hai lá trầu xanh…”. Bà ấy cười dung dị nhưng tin cô bé đó triển vọng vì nghe theo nhận xét của tôi “có làn hơi không thua gì Phượng Liên”.

NSND Viễn Châu và vợ trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày cưới. Ảnh: Thanh Hiệp

Điểm tựa vững chắc
Vợ tôi - Nguyễn Thị Đạo - quê ở Cần Thơ. Năm đó, Đạo lên Sài Gòn ở với người cô ruột gần khu chợ Đũi (đường Võ Văn Tần - TPHCM ngày nay). Tôi làm quen Đạo trong lần cô và người cô ruột đến rạp hát Arito trên đường Lê Lai xem tuồng Lan và Điệp (Đoàn Việt kịch Năm Châu) năm 1950. Vãn hát, cô cháu đi xích lô về nhà. Tôi đã để ý một thiếu nữ duyên dáng, mắt đỏ hoe vì mới khóc thương cho câu chuyện tình bi thảm của Lan.

Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.
Với tôi, kiếp người dù giàu sang hay khó nhọc, khi đã có được hạnh phúc gia đình và tình yêu chung thủy thì đó chính là kho báu. Từ hạnh phúc của mái ấm, của sự nghiệp, tôi xin khép lại loạt bài này bằng 4 câu thơ: Xuân đã tàn thôi mộng cũng tàn/ Nói năng gì nữa với nhân gian/ Cuộc đời còn lại bao nhiêu nhỉ?/ Vài bản tình ca mấy nhịp đàn.
Ân nhân suốt đời: Sự học Tôi thường khuyên các tác giả trẻ chịu khó đọc sách, nếu lười thì mỗi ngày đọc ít nhất 5 trang rồi sau đó tăng dần. Một dạo, có nhà tổ chức tìm đến đặt hàng tôi sáng tác kịch bản dựa theo tác phẩm văn học mới đang “hot”. Tôi hỏi: “Bạn đã đọc tiểu thuyết đó chưa?”. Người đặt hàng lắc đầu. Tôi từ chối bằng một nụ cười lạnh. Chính bạn còn không đọc thì nói gì tới chuyện sẽ hiểu và thẩm định đúng sự chuyển thể của tôi! Nếu chỉ có tiền làm gì cũng được thì sẽ không thể có những vở tuồng hay, được đánh giá là đã góp công tạo dựng nền tảng cho sân khấu cải lương thời hưng thịnh giai đoạn 1960-1970.
Nhiều ông bà bầu danh tiếng, tuy trình độ học vấn không cao nhưng biết trân trọng tim óc tác giả, hun đúc chúng tôi viết cho đời những vở tuồng được công chúng yêu mến: Khi người điên biết yêu, Vó ngựa truy phong, Hương rượu men tình, Sân khấu về khuya, Tấm lòng của biển, Con gái chị Hằng, Tình mẫu tử, Nửa đời hương phấn, Một ngày làm vua, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Tiếng trống sang canh, Sông dài… Tất cả vẫn còn sống mãi với thời gian. Cho nên, ân nhân mà tôi tôn kính suốt cuộc đời chính là sự học. |
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.