Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nằm trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2013
(NLĐO) - Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được thành lập vào ngày 4-9-1975 với tên gọi “Nhà Trưng bày Tội ác Mỹ - Ngụy”. Đến ngày 10-11-1990 đơn vị đổi tên thành “Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh Xâm lược”. Ngày 04-7-1995 đơn vị chính thức trở thành “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh”. Hằng năm, Bảo tàng đón tiếp và phục vụ từ 500.000 đến 700.000 lượt khách tham quan, trong đó có 60 - 70% là khách quốc tế.
Từ năm 2007 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã trở thành thành viên Hội đồng Bảo tàng thế giới (ICOM). Năm 1998, Bảo tàng tham gia vào Hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới. Là Bảo tàng chuyên đề lịch sử xã hội, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, lưu trữ, trưng bày tài liệu, hình ảnh, hiện vật… về những chứng tích, hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, do các thế lực thực dân, đế quốc gây ra.
Bên cạnh nội dung trưng bày, triển lãm chuyên đề, Bảo tàng còn thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu giữa nhân chứng chiến tranh với du khách và nhiều hình thức khác: ca hát, múa, hội họa…Nhờ vậy khách càng hiểu hơn tính cách của người Việt Nam: tự tin, lạc quan, kể cả trong chiến tranh ác liệt, gian khổ. Tất cả những hoạt động nêu trên đều được Bảo tàng tổ chức phục vụ du khách phi lợi nhuận vì Bảo tàng muốn qua các cuộc giao lưu này hoàn thành nhiệm vụ góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh, gìn giữ hòa bình cho Việt Nam và thế giới.
Trong những năm gần đây, Bảo tàng đã bổ sung nhiều hình thức giao lưu mới để du khách có thể tham gia, trải nghiệm như:
• Tổ chức họp mặt, biểu diễn văn nghệ, tặng quà, chia sẻ nhân ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam 10-8 hằng năm với sự tham gia của hàng trăm nạn nhân, hàng trăm tình nguyện viên trước sự chứng kiến của hàng ngàn du khách.
• Tổ chức giao lưu “Ẩm thực thời kháng chiến” để khách có thể hiểu cách chế biến, có thể nếm thử những món ăn dân dã của quân dân Việt Nam trong chiến tranh gian khổ.
• Giao lưu kết nối các thế hệ trong một gia đình nhân Ngày gia đình Việt Nam thông qua câu chuyện kể lại những ký ức về chiến tranh của các thành viên trong gia đình khi tham quan Bảo tàng qua hình thức “Ông bà cháu cùng đến với Bảo tàng”. Hình thức giao lưu này ngày càng lan tỏa trong cộng đồng xã hội sau ba mùa được Bảo tàng tổ chức.
• Một hình thức giao lưu được các lứa tuổi học sinh - sinh viên ưa thích đó là: “Hướng dẫn viên nhí” và “Thử làm hướng dẫn viên Bảo tàng”. Qua hình thức này giúp cho học sinh - sinh viên hiểu được một số công việc của Bảo tàng và góp phần định hướng hướng nghiệp cho học sinh – sinh viên sau này.
Dù không phải là một doanh nghiệp dịch vụ du lịch chuyên nghiệp Bảo tàng vẫn được ngành du lịch thành phố hết sức quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt. Ngược lại, Bảo tàng cũng cố gắng chủ động tham gia vào mọi hoạt động của ngành du lịch TP HCM:
• Tham dự các cuộc Hội thảo, Tọa đàm về du lịch TP HCM, Việt Nam với nhiều tham luận đóng góp kinh nghiệm thực tiễn của Bảo tàng.
• Tham gia Hội chợ Du lịch TP HCM hàng năm (từ năm 2011 đến năm 2013). Riêng trong năm 2012-2013 Bảo tàng đã được ngành du lịch TP HCM bình chọn là “Bảo tàng được yêu thích nhất”.
• Bảo tàng chứng tích chiến tranh là Bảo tàng duy nhất đã tham gia Hội chợ Du lịch Biển đảo Quốc tế ở Nha Trang năm 2013.
• Bảo tàng được bình chọn “Thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị” năm 2010, 2012.
• Bảo tàng đã 2 lần được đưa vào Top 10 và Top 5 điểm tham quan thú vị nhất do du khách Việt Nam và quốc tế cùng với các công ty du lịch bình chọn.
• Tổ chức gặp gỡ các công ty du lịch bằng nhiều hình thức (tọa đàm, họp mặt khách hàng) để lắng nghe ý kiến đóng góp về nội dung và hình thức hoạt động của Bảo tàng.
Sau nhiều năm phấn đấu với nhiều nội dung phong phú và tinh thần phục vụ du khách một cách tốt nhất có thể, Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã trở thành một điểm đến quen thuộc của du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo tàng đã đạt được những thành tích: |