FED bàn cách cứu nền kinh tế Mỹ
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s hôm 8-8 đã hạ mức tín nhiệm của 2 tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ Fannie Mae và Freddie Mac của Mỹ
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) hôm 8-8 đã hạ mức tín nhiệm của 2 tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ Fannie Mae và Freddie Mac từ AAA xuống còn AA+ với lý do triển vọng kinh doanh của 2 định chế tài chính này có thể sẽ bị ảnh hưởng vì họ đều phụ thuộc trực tiếp vào Chính phủ Mỹ.
8 ngày, mất hơn 3.800 tỉ USD
Ngoài 2 định chế tài chính nói trên, S&P cũng hạ bậc tín nhiệm đối với 10 trong số 12 ngân hàng cho vay mua nhà cấp liên bang và những thực thể khác có liên hệ đến nợ của Chính phủ Mỹ. Tất cả đều có mức tín nhiệm bị giảm từ AAA xuống còn AA+, tương tự như mức giảm mà S&P dành cho nợ dài hạn của Chính phủ Mỹ vào cuối tuần rồi.

Giá dầu thô giảm
Không chỉ chứng khoán mà giá dầu thô cũng giảm trong các phiên giao dịch ở châu Á hôm 9-8. Hãng tin AFP cho biết giá dầu thô ngọt nhẹ giao trong tháng 9 đã giảm 5,12% xuống còn 77,15 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 29-9-2010. Giá dầu Brent tại London cũng giảm xuống còn 103 USD/thùng.
Tổng thống Barack Obama: Mỹ luôn làđất nước 3A Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 8-8 đã kêu gọi ý chí chính trị từ hai đảng để dồn sức vào điều ông mô tả là những vấn đề kinh tế “hoàn toàn có thể giải quyết được” theo sau việc cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) hạ mức tín nhiệm nợ của Mỹ từ AAA xuống AA+. Trong những nhận xét với báo giới hôm thứ sáu tuần rồi, ông Obama lưu ý sự giảm cấp từ AAA xuống AA+ đã xảy ra vì “họ nghi ngờ năng lực hành động trong hệ thống chính trị của chúng ta” sau những cuộc thương lượng căng thẳng với các nhà lãnh đạo quốc hội về việc tăng mức trần nợ công. Ông nói bây giờ là lúc cần đến ý chí chính trị của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, cần sự đồng thuận để “làm những gì tốt nhất cho đất nước trước lợi ích phe nhóm hay ý thức hệ”. Ông cho rằng cuộc tranh cãi kéo dài về trần nợ - mà mối đe dọa bị vỡ nợ được dùng đến như một quân bài mặc cả - có thể gây tổn thất to lớn đối với nền kinh tế Mỹ và thế giới.
Thật trớ trêu, ngay trong ngày ông lên tiếng trấn an người dân thì chỉ số Dow Jones lại phản ứng tiêu cực khi sụt giảm đến 634 điểm. “Mối đe dọa đó xuất hiện sau một chuỗi những đổ vỡ kinh tế ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Đông, hiện đã gây vẩn đục các thị trường, làm nản lòng người tiêu dùng và kéo lê thê nhịp độ phục hồi”- ông nói. Thế nhưng, ông Obama tin vào khả năng có thể giải quyết các vấn đề và “chúng ta biết những gì chúng ta phải làm để giải quyết nó”.
Tại một điểm vận động gây quỹ của Đảng Dân chủ, ông Obama nói ông đã tiếp nhận những vấn đề kinh tế nghiêm trọng của đất nước, trong đó có nợ và thâm hụt, khi bước vào Nhà Trắng. Ông nói đất nước cần giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách về lâu dài và ông sẽ đưa ra ý kiến về cách xúc tiến trong những tuần tới khi một ủy ban đặc biệt của quốc hội (được thành lập theo thỏa thuận nâng mức nợ trần) bắt đầu công việc của họ. Tổng thống Obama không nêu chi tiết về kế hoạch của ông và thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney cũng không cung cấp thêm thông tin gì cho các nhà báo. Trong phát biểu của mình, ông Obama nhấn mạnh vấn đề sát sườn gây âu lo nhất đối với hầu hết người dân Mỹ và đối với các thị trường tài chính là nhịp độ phục hồi chậm sau giai đoạn suy thoái kinh tế. Thế nhưng ông tuyên bố: “Thị trường có lúc lên lúc xuống nhưng đây là nước Mỹ, cho dù cơ quan nào đó có thể nói điều gì đi nữa, chúng ta luôn là và vẫn sẽ là một đất nước 3A”. Tường Minh |