Jean Levi’s có còn là biểu tượng Mỹ?
Chiếc quần jean Levi’s mất đi ý nghĩa đặc trưng Mỹ khi nó trở thành “hàng nhập khẩu” của nước này
Công ty Levi Strauss & Co. đã cho đóng cửa 2 nhà máy cuối cùng sản xuất quần jean Levi’s trên đất Mỹ tại thành phố San Antonio, hôm 8-1, làm cho 800 công nhân mất việc đồng thời làm giảm đi ý nghĩa của một biểu tượng truyền thống Mỹ từ 150 năm qua. Dù trụ sở chính của công ty tại thành phố
Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng sự kiện quần Levi’s được sản xuất ở nước ngoài báo hiệu cái chết của một biểu tượng thân thuộc, gắn liền với tâm trí dân Mỹ, giống như nhãn hiệu chữ đỏ gắn trên lưng quần Levi’s. Trong buổi diễn giảng về lịch sử chiếc quần jean Levi’s, giáo sư trợ giảng khoa xã hội học Patricia Leavy của trường Đại học Stonehill College tại thành phố Easton, bang Massachusetts, nhận xét: “Một thời đại đã trôi qua. Vượt qua mọi sản phẩm may mặc khác của nền văn hóa quần chúng (Mỹ), chiếc quần jean Levi’s là biểu tượng của Mỹ. Nó đại diện cho lý tưởng bình đẳng vì mọi người đều có thể mặc vào, không phân biệt tuổi tác, màu da. Nhưng một khi quần jean Levi’s không còn được người lao động trong nước Mỹ sản xuất nữa, nó đã mất đi ý nghĩa, dù người ta vẫn mua nó để mặc”. Tuy nhiên, người phát ngôn của Công ty Levi Strauss & Co. Katie Otto phản bác: “Việc đóng cửa này là bước chuyển căn bản từ nhà sản xuất sang hoạt động tiếp thị và định hướng sản phẩm của công ty. Các sản phẩm tiêu biểu, hoạt động từ thiện và nhân viên của công ty vẫn còn hiện diện lâu dài trên đất Mỹ”.
Một số nhân viên làm việc tại các nhà máy ở
Ông Stan Williams, Giám đốc phụ trách thời trang của tạp chí Maxim, cho rằng thương hiệu may mặc và thời trang xuất hiện nhiều và nhanh. Trẻ em thích chạy theo xu hướng mới nhất và không nghĩ ngay đến Levi’s một cách máy móc nữa. Nhưng ông thừa nhận rằng nhãn hiệu Levi’s, nhất là chiếc quần jean, đồng nghĩa với sản phẩm văn hóa quần chúng Mỹ. Hơn 3,5 tỉ chiếc đã được xuất xưởng và đa số người dân Mỹ đều đã từng mặc quần Levi’s trong cuộc đời mình. Ông Williams nói: “Chiếc quần Levi’s là một phần của văn hóa Mỹ. Các ca sĩ Bruce Springsteen, Madonna đều đã mặc và phổ biến nó. Nhiều nhạc sĩ đã viết bài hát về nó. Ngay cả nhà tạo mẫu nổi tiếng Calvin Klein cũng đã mặc quần Levi’s”. Báo Mỹ The New York Times ghi nhận ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đối với văn hóa quần chúng Mỹ của quần Levi’s dù trong thập niên qua đã có hơn 200 thương hiệu quần jean xâm nhập thị trường.
Dù cho rằng khi Levi’s được sản xuất ở nước ngoài, nó đã mất đi phần nào ý nghĩa nhưng giáo sư Leavy vẫn thừa nhận: “Quần Levi’s sẽ luôn là biểu tượng của mọi người Mỹ, của lịch sử văn hóa Mỹ và như vậy chúng ta sẽ có nó mãi mãi”.