Một sáng kiến giảm nghèo ở Lào
Điều kỳ diệu đã xảy ra khi một người đàn ông ở xứ sở Turkmenistan xa xôi yêu một phụ nữ Lào và muốn giúp chị em trên đất Lào của chị thoát khỏi cảnh bần cùng. Họ dệt những chiếc thảm mang thương hiệu Magic
Kết hợp từ nghề truyền thống dệt tay hoàn hảo với nghệ thuật chế tác thảm của Trung Á, vợ chồng Ismet và Souvita Paseuth đã đi tiên phong trong công nghiệp thủ công mới này tại đất nước mà hầu hết người dân phải vật lộn với mức thu nhập bình quân chỉ 2,8 triệu kip/năm (gần 5,5 triệu đồng VN). Ismet nhớ lại lúc đầu có người rất ngạc nhiên khi nhìn chiếc thảm sản xuất từ Lào nhưng sau đó 5 năm, thảm thủ công Magic của Lào được triển lãm tại châu Âu và được các nhà buôn bán thảm khó tính từ những nước sản xuất thảm lâu đời như Iran ngợi khen pha chút ghen tị.
Gần 40 cô gái trẻ đến từ các gia đình nông dân Lào nghèo khó sản xuất 30 –40 tấm thảm mỗi năm. Mỗi tấm thảm bằng lụa dệt tay phải mất từ 3 – 4 tháng và được bán với giá từ 600 USD – 1.200 USD. Không giống như điều kiện làm việc kém cỏi tại nhiều nhà máy may mặc xuất khẩu ở
Chị Souvita trưởng thành trong một gia đình tương đối sung túc ở Vientiane. Người phụ nữ góa chồng và xinh đẹp này trông trẻ hơn tuổi 50 của chị. Hồi năm 1990, chị gặp anh Ismet khi anh đi du lịch đến Lào và ngụ ngay tại nhà khách của chị. Họ yêu nhau và anh Ismet ở lại Lào. Ở Turkmenistan có câu tục ngữ: “Nước là cuộc sống của người Turkmenistan, con ngựa là đôi cánh và tấm thảm là tâm hồn”. Là người trước đây từng buôn thảm, anh Ismet nghĩ rằng Lào có lụa và màu nhuộm tự nhiên tốt cùng với những cô gái có đôi bàn tay hết sức thành thạo trong nghề dệt lụa nhưng chưa có ai dệt thảm. Ismet trở về Turkmenistan và dẫn đến Lào hai nữ chuyên gia dệt thảm nhằm đào tạo cho lớp thợ đầu. Nhiều học viên Lào học việc còn nhanh hơn các cô thợ dệt thảm ở Turkmenistan. Chị Sok Somchai, một phụ nữ Lào 31 tuổi, hiện phụ trách dạy nghề cho các cô thợ trẻ với thu nhập mỗi tháng 975.000 kip (khoảng 1,88 triệu đồng VN), nói: “Hầu hết các cô gái Lào đều không thấy khó khăn khi học nghề này vì chúng tôi đã học nghề dệt với các bà mẹ từ lúc nhỏ”.