Mỹ “né” các điểm nóng của thế giới?
Đã xuất hiện cảnh báo về sự rút lui của Mỹ ở các điểm nóng trên thế giới tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa qua
Lời kêu gọi này được đưa ra tại các cuộc tranh luận về địa chính trị tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa bế mạc ở Thụy Sĩ cuối tuần rồi. Sự vắng mặt của các quan chức hàng đầu Mỹ tại sự kiện này khiến không ít người xem đây là dấu hiệu của một sự rút lui khỏi vai trò lãnh đạo thế giới của Washington.

Một phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vừa qua. Ảnh: EPA
Sự miễn cưỡng nói trên cũng có thể được nhìn thấy ở Mali, nơi sự ủng hộ của Mỹ dành cho chiến dịch quân sự của Pháp chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ về mặt tình báo. Ông Vali Nasr, một giáo sư tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), dự báo Iran có thể đẩy nhanh chương trình hạt nhân để tìm cách phá vòng vây cô lập của phương Tây do Washington chưa chịu có hành động quân sự để ngăn Tehran.
Một số đại biểu cho rằng chính chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á - Thái Bình Dương của ông Obama là một lý do khiến căng thẳng leo thang ở Trung Đông và Bắc Phi. Dù vậy, có chuyên gia chỉ ra rằng ngay cả tại châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ cũng đối mặt với không ít thách thức về địa chính trị, như chuyện tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, quan hệ Trung - Nhật, tình hình bán đảo Triều Tiên và nhất là quan hệ giữa nước này với Trung Quốc.
Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd đã lên tiếng thúc giục ông Obama nỗ lực xây dựng một mối quan hệ an ninh mang tính hợp tác với Trung Quốc trong nhiệm kỳ hai để có thể phần nào giúp ngăn chặn được nguy cơ xảy ra xung đột ở biển Đông. Dù vậy, ông Gideon Rose, biên tập viên tạp chí Foreign Affairs, không tin rằng chính quyền Obama sẽ đặt quá nhiều tham vọng vào chuyện này.