Cấp mã số công dân: Tốn hơn 4.000 tỉ đồng
Khoảng 4.000 tỉ đồng để xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và cấp CMND mới 12 số; khoảng 30-40 tỉ đồng/năm để thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư
Chiều 13-6, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. Song song đó, Bộ Công an cũng đang hoàn thiện dự án khả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sửa đổi các quy định liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chi phí quá cao

Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), cho biết riêng dự án của Bộ Công an dự kiến hết khoảng 4.000 tỉ đồng để xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và cấp CMND mới 12 số (sử dụng làm số định danh cá nhân). Còn theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp), đề án của Bộ Tư pháp tiêu tốn khoảng 30-40 tỉ đồng/năm.
Đối diện với khó khăn
Giải thích về việc tại sao không triển khai sớm việc cấp số định danh cho công dân mới sinh ra ngay từ bây giờ mà phải chờ tới năm 2016, ông Sơn cho biết số định danh là một dãy số tự nhiên, là chìa khóa để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giảm các thủ tục; khi cơ sở dữ liệu chưa có thông tin gì thì việc cấp mã số định danh ngay từ bây giờ cũng không sử dụng được vào việc gì.
“Chúng tôi đã tính toán mã số của mỗi người trong thời gian 500 năm không trùng nhau được” - ông Dung nói và cho biết các bộ, ngành, địa phương chỉ truy cập được vào hệ thống phần mềm và khai thác một số thông tin nhất định; các thông tin thuộc diện bí mật cá nhân có quy định cụ thể trong việc khai thác, sử dụng.
Không dễ dàng TS Trần Thất, nguyên vụ trưởng Vụ Hành chính tư pháp (Bộ Tư pháp), cho biết những lo lắng của dư luận là hoàn toàn chính đáng khi đề án có tổng kinh phí thực hiện quá lớn. 90% thành công của đề án phụ thuộc vào việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin. N
goài ra, việc cập nhật kiến thức tin học cho lực lượng công an xã/phường/thị trấn và hộ tịch viên trên cả nước để họ có thể cập nhật thông tin, cấp mã số cho mỗi công dân vào phần mềm chung của cả nước là không dễ dàng.
Đề án đưa ra chuyên nghiệp nhưng lấy đâu ra con người chuyên nghiệp thực hiện thì phải bàn. Cái ngại nhất hiện nay là chúng ta chưa nhìn thấy phần mềm do Bộ Công an xây dựng như thế nào, khi đưa vào thực tế có phát sinh nhiều vấn đề hay không. |