Người dân VN vùng vẫy trong vòng vây biến đổi khí hậu

(NLĐO)- Là thành phố lớn nhất nhì Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí khá thấp nên dễ dàng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là hai hiện tượng nước biển dâng và các dạng thời tiết khắc nghiệt. Đó cũng là kịch bản chung cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

img
Sông Sài Gòn

Bảo vệ cho đồng bằng sông Cửu Long là rừng ngập mặn Cần Giờ. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 40km với hàng triệu thân cây sinh sống, rừng ngập mặn Cần Giờ làm thành một phòng tuyến chống bão hữu hiệu cho cả khu vực.

img

Trải rộng trên diện tích 75.000ha, rừng ngập mặn Cần Giờ còn giúp chống xói mòn ven biển và đóng vai trò “lá phổi xanh” cho thành phố Hồ Chí Minh.

img

Tuy nhiên, nhiều khu vực của đồng bằng sông Cửu Long không may mắn có được sự bảo vệ của rừng ngập mặn. Do đó, những nơi này sẽ bị nhấn chìm đầu tiên khi nước biển dâng cao. Bên cạnh đó còn là mối lo nhiễm mặn dù nhiều con đê đã được xây dựng để ngăn chặn nước biển xâm nhập.

img

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất Việt Nam và chiếm 90% lượng lúa gạo xuất khẩu. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, nông dân tại đây đã bắt đầu điều chỉnh mùa vụ và trồng nhiều loại lúa mới.

img

Người nông dân Việt Nam than thở rằng trồng lúa bây giờ khó khăn hơn ngày trước nhiều. “Hồi xưa, ông bà chúng tôi có thể đoán được vụ mùa dựa trên những dự đoán về thời tiết. Nhưng giờ đây dự đoán bất cứ điều gì cũng khó!”, người phụ nữ tên Trần Thị Hồng chia sẻ.

img

Nhiều gia đình nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long tự bảo vệ mình khi nước dâng cao đột ngột bằng cách xây nhà sàn.

img

Nhà cửa và thậm chí là mồ mả rất dễ bị nước lũ hủy hoại. Theo truyền thống, người dân quê Việt Nam xây mộ trên những gò đất cao. Nhưng ngôi mộ đang bị cô lập giữa cánh đồng ngập nước này sẽ khó toàn vẹn nếu gặp phải trận lụt nặng hơn.

img

Chính vì vậy, nhiều người bắt đầu xây mộ trên cột nhà sàn thay vì nền đất. “Cha tôi không muốn thi thể ông bị nhấn chìm sau khi qua đời. Do đó, tôi xây mộ ông trên cao để tránh nước lũ”, một người nông dân nói.

img

Nếu mực nước lũ dâng cao hơn nữa, nhiều người dân sẽ phải học cách sống trên sông nước hơn. Có thể đó cũng là một lý do khiến cho chợ nổi ở Cần Thơ vẫn còn hoạt động cho đến tận bây giờ.

img

Người mua kẻ bán chèo thuyền dọc theo dòng sông, nhờ vậy mà họ hạn chế được sự tổn hại môi trường ở mức tối thiểu.

img

Ngược lại, hơn triệu dân đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh cũng góp phần làm biến đổi khí hậu với phương tiện giao thông phổ biến – xe máy – của họ.

img