Nguyên nhân nổ: Chưa biết! Ở dưới điện cao thế: Rất nguy!
AN TOÀN ÐIỆN.- Theo ông Nguyễn Ðắc Hiển, Phó Phòng Kỹ thuật an toàn điện - Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động tại TPHCM: Ðã ở dưới đường dây cao thế thì không có sự an toàn tuyệt đối. Nhiều vụ vi phạm ở TPHCM đã xảy ra.
Có thể người dân thiếu hiểu biết, cũng có thể vì hoàn cảnh họ vẫn sinh sống dưới những đường dây cao thế vô cùng nguy hiểm này. Phía cơ quan quản lý thì thiếu kiên quyết. Từ trước đến nay, chưa có ai phải ra tòa vì vi phạm an toàn lưới điện cao áp
Chiều 5-8, tại tòa soạn Báo NLÐ đã tổ chức tọa đàm “An toàn điện cao thế”. Tham dự tọa đàm có đại diện các cơ quan đơn vị: Xí nghiệp Ðiện cao thế (XNÐCT), Công ty Ðiện lực TPHCM, Công ty Truyền tải điện 4, Phòng Quản lý điện năng Sở Công nghiệp, tiến sĩ Nguyễn Chu Hùng, Ðại học Bách khoa TPHCM, ông Nguyễn Ðắc Hiển, Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động tại TPHCM. Cuộc tọa đàm tập trung vào nội dung nguyên nhân tai nạn điện cao thế và cách phòng chống.
Có sự tác động từ con người
Ông Trần Công Ðẹp, Tổ trưởng Tổ Kiểm tra lưới điện XNÐCT, cho rằng các vụ tai nạn điện cao thế đều do nguyên nhân từ con người. “Ngay sau khi xảy ra vụ nổ ở Củ Chi, chúng tôi xuống hiện trường và khẳng định nhất thiết có người đã vô tình làm dây mồi vướng vào dây điện cao thế gây nổ”. Trước đây, tại TPHCM đã có vụ nổ do dây băng video. Ðêm Noel 2001, tại khách sạn Equatorial, các sợi dây giấy bạc chạm vào lưới điện cao thế gây nổ.
Phó Phòng Quản lý điện năng Sở Công nghiệp TPHCM, ông Vòng A Lộc, lại cho rằng không nhất thiết chạm dây điện cao thế mới gây nổ. Ví dụ, đứa bé đang cầm một đoạn dây video quay vòng để giỡn chơi, chưa chạm vào dây cao thế vẫn có thể gây nổ. Hay như, ném một vật kim khí vào gần dây điện là đã gây nổ rồi. Ông Lộc cũng cho biết, có trường hợp xáng cạp đất hoạt động dưới đường dây cao thế, tuy chưa chạm vào dây điện cao thế nhưng đã gây nổ.
Môi trường tự nhiên thay đổi cũng có thể gây nổ điện
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hùng, Trưởng Khoa Ðiện – Ðiện tử, Ðại học Bách khoa TPHCM, nêu thêm một số nguyên nhân tự nhiên có thể gây phóng điện. Ông Hùng cho rằng, dưới đường dây cao thế là có từ trường. Trong khu vực điện trường, nếu có một vật di chuyển như vật nhọn bị phóng đi, thậm chí việc nước bốc hơi ở nơi ẩm ướt,... làm thay đổi điện trường cũng có thể gây nổ từ dây điện cao thế. Như vậy, ngoài nguyên nhân con người, vẫn còn những nguyên nhân tự nhiên của môi trường có thể gây nổ điện. Tổng hợp các ý kiến trên, theo chúng tôi, việc điều tra nguyên nhân gây nổ điện ở Củ Chi cần được xem xét đầy đủ từ nhiều hướng mới có thể có kết luận chính xác và đề ra biện pháp phòng chống phù hợp.
An toàn cho con người là trên hết
Ông Vòng A Lộc đưa ra tổng số căn hộ xây dựng vi phạm hành lang an toàn lưới điện ở TPHCM đến nay đã lên đến trên 15.000 (bao gồm cả lưới cao thế, trung thế). Trưởng Phòng Kỹ thuật an toàn Công ty Truyền tải điện 4, ông Nguyễn Nguyên Hoàng, cho biết nhằm hướng dẫn kiến thức an toàn điện trong nhân dân, công ty đã in những tài liệu hướng dẫn bằng hình ảnh phát tặng đến từng tổ dân phố, rất mong bà con quan tâm đến hướng dẫn này.
Ông Huỳnh Hữu Trí, quyền Giám đốc XNÐCT, nói rằng là đơn vị quản lý lưới điện cao thế, xí nghiệp luôn đặt sự an toàn tính mạng của nhân dân lên trên hết. Trong điều kiện của chúng ta hiện nay, thành phố chưa thể xây dựng đường cao thế tách rời khỏi khu dân cư thì tốt nhất từng người, từng nhà nên chấp hành nghiêm chỉnh Nghị định 54 của Chính phủ, để đảm bảo an toàn. Ðặc biệt không để trẻ em chơi giỡn nghịch phá ở dưới đường dây cao thế. Bởi như phân tích ở trên của các nhà quản lý, các nhà khoa học, ngoài nguyên nhân do con người vẫn còn những nguyên nhân do môi trường có thể gây nổ điện. Nếu nhân dân có yêu cầu, XNÐCT sẵn sàng cử cán bộ đến tận tổ dân phố để hướng dẫn an toàn sử dụng điện cho bà con.
4 quận có số lượng nhà vi phạm an toàn lưới điện cao nhất là Q.8, Bình Chánh, Bình Thạnh, Gò Vấp. Tuy nhiên, đây chỉ là con số thống kê theo hướng dẫn của NÐ 54. Lượng vi phạm thực tế còn cao hơn nhiều
Một số vụ tai nạn điện cao thế gây chết người tại TPHCM 1- Ngày 2- Ngày 6-5-1998, Hồ Kim Ngọc, xây dựng trên mái nhà không số, bị điện giật, bỏng 87%, 3 ngày sau chết. 3- Ngày 7-10-1998, Võ Thành Vinh, tháo hạ ăng ten tại nhà 327/25 Nơ Trang Long, P.13, Q. Bình Thạnh, bị phóng điện, bỏng toàn thân, chết tại chỗ. 4- Ngày 7-6-2000, Quốc Văn Phiên, bị chết do xe cẩu xây dựng vượt đường Lê Thánh Tôn, bị đứt cáp ngã vào đường dây, gây phóng điện, bị điện giật, chết trên đường đi bệnh viện. 5-Tháng 11-2000, Lê Văn Phương, nhân viên Sở Ðịa chính đo nhà 346 Ðiện Biên Phủ, P.17, Bình Thạnh, bị phóng điện cháy chết tại chỗ. 6- Ngày 10-12-2000, Nguyễn Văn An, thợ hàn, sửa chữa nhà 44-45 Tam Ðảo, P.15, Q.10, khi kéo dây máy từ lầu 2 xuống lầu 1, bị phóng điện cháy chết. 7- Ngày 8- Ngày 5-5-2001, Ngô Viết Ðoàn, lắp ăng ten gần đường dây tại nhà 52B đường 2, cư xá Lữ Gia, P.15, Q.11, bị điện phóng cháy chết. 9- Ngày