SAPA cần giải quyết dứt điểm nạn trẻ em bán hàng rong
Đến với mảnh đất du lịch nổi tiếng Sa Pa (Lào Cai), du khách luôn b? theo chân bởi nhưong bé gái dễ thương người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mông, Dao, nài nỉ bán hàng lưu niệm. Hầu hết các em chỉ ở độ lên 8 - 12 tuổi. Sự đeo bám bán hàng của các em gây không ít nhưong phiền toái hay khó chịu cho khách du lịch.
Những bé gái người dân tộc thiểu số ở đây đến từ các bản làng xa xôi trong huyện Sa Pa như Tả Phìn, Trung Chải, San Sả Hồ... có hoàn cảnh khó khăn, nhà lại đông anh chị em, nên ngoài giờ học phải theo mẹ hay theo bà xuống chợ bán hàng rong. Các em rất nhanh nhẹn và thích nghi với môi trường trong cách mời chào bán hàng cho du khách trong và ngoài nước. Em nào cuong nói thông thạo mấy câu giao tiếp, bán hàng bằng tiếng Anh, thậm chí cả tiếng Pháp. Thào Thị Mẩy, học sinh lớp 2, nói: Em thích đến lớp học lắm vì ở đấy vừa đông bạn lại vừa được cô giáo dạy cho cái chữ, nhưng vì gia đình khó khăn, nhà có 6 anh chị em nên Mẩy phải đi bán hàng thêm giúp đỡ cha mẹ. Không chỉ bán hàng rong, nhiều em gái nhỏ người dân tộc ở Sa Pa còn kiêm luôn cả “nghề hướng dẫn viên” du lịch cho các khách nước ngoài moai khi có yêu cầu. Kiếm được đồng tiền ít ỏi đối với các em quả là vất vả, lúc ở chợ, lúc lại leo lên núi cao, trời nắng nóng cũng như trời rét mù sương không hôm nào là vắng mặt các em. Mải kiếm tiền, nhiều em đao bỏ bê cả việc học hành ở trường lớp.
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đao cố gắng mở một số lớp dạy nghề thêu dệt thổ cẩm và giới thiệu sản phẩm cho các em người dân tộc ở Sa Pa vừa để duy trì, phát triển nghề truyền thống; đồng thời giảm thiểu số trẻ lên thị trấn Sa Pa bán hàng rong, gây phiền nhieau cho khách du lịch. Mặc dù vậy, số trẻ em bán hàng rong ngày càng tăng. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng cũng như gia đình và nhà trường cần có sự quan tâm, phối hợp hơn nưoa trong việc quản lý, giáo dục các em, tạo mọi điều kiện cho các em được vui chơi, học tập...