Thất thoát… bùn thải
TPHCM phát sinh khoảng 2.800 - 3.600 m3 bùn thải/ngày. Phân bón, vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp… có thể từ đây ra
Ô nhiễm bùn thải kéo dài của Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng đã tạo nên một mối lo lắng, bất bình cho hơn 3.000 hộ dân khu vực xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, đó chỉ là con số nhỏ so với lượng bùn thải phát sinh mỗi ngày của TP.
Gây ô nhiễm
Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN-MT, thừa nhận thời gian qua, việc thu gom và xử lý bùn thải trên địa bàn TP chưa đạt hiệu quả, đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Đầu mối xử lý bùn thải của TPHCM: Trạm tiếp nhận, xử lý bùn Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh)! Ảnh: TẤN THẠNH
Thị trường tiềm năng
Theo ông Phước, về lý thuyết, các loại bùn thải hiện nay là các dạng chất thải thông thường, không nhiễm kim loại nặng nên rất thích hợp để tái chế. Ví dụ, các loại bùn thải có chất hữu cơ cao, như bùn nạo vét cống rãnh, bùn hệ thống xử lý nước thải các nhà máy sữa, nhà máy chế biến thực phẩm… có thể tái chế làm phân compost, các loại bùn có tỉ lệ hữu cơ thấp có thể giảm lượng nước, ép thành bánh làm vật liệu xây dựng hoặc dùng để san lấp. Vừa qua, một số sở, ngành, doanh nghiệp đã nghiên cứu nhiều biện pháp tái chế bùn thải, thế nhưng, việc xử lý bùn thải ở TP mới dừng lại ở việc thu gom, lưu chứa chứ chưa thể tái chế như mong muốn.
Hạn chế đầu tư tràn lan Hiện Sở TN-MT cũng đang kêu gọi đầu tư, đưa các doanh nghiệp xử lý bùn thải đang hoạt động trong các khu dân cư về khu xử lý, tái chế tập trung, diện tích 17 ha của Khu Liên hiệp Xử lý chất thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh). Thăm dò sơ bộ cho thấy các doanh nghiệp rất ủng hộ chủ trương này. Ngoài ra, Sở TN-MT cũng tham mưu cho TP quy hoạch thêm một khu xử lý bùn Tây Bắc huyện Củ Chi, diện tích khoảng 32 ha. Tuy nhiên, theo ông Phước, trước mắt phải đẩy nhanh dự án trạm tiếp nhận, xử lý bùn thải Đa Phước để giải quyết cấp bách vấn đề bùn thải và cũng tránh tình trạng đầu tư tràn lan. |