Trứng gia cầm tiêm vắc xin có ăn được không?
Báo Người Lao Động ngày 14-9 đã nêu việc 2 vị cán bộ thú y của Hà Nội, Hà Tây phát biểu trái ngược nhau về sự nguy hại của trứng gia cầm sau khi tiêm phòng vắc xin. Để giải đáp lo lắng này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Cục phó Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), TS Hoàng Văn Năm.
. Phóng viên: Ông có thể cho biết trứng gia cầm sau khi tiêm vắc xin bao nhiêu ngày thì mới được ăn?
- Ông Hoàng Văn Năm: Tôi khẳng định, trứng gia cầm trong đàn khỏe mạnh có thể sử dụng mà không cần phải tiêm hay không. Tuy nhiên, tuyệt đối phải ăn trứng gia cầm chín.
. Ông giải thích quy định sau 28 ngày tiêm mới được ăn thịt và sản phẩm gia cầm là căn cứ vào đâu?
- Tôi khẳng định là gia cầm, sản phẩm gia cầm tiêm vắc xin không gây hại tức thời cho người sử dụng như tử vong, ngộ độc... Đây là vắc xin chết được đưa vào gia cầm qua đường tiêm mà gia cầm không chết có nghĩa là an toàn và người ăn sẽ an toàn.
Nhưng để khẳng định về lâu dài có ảnh hưởng hay không là chưa thể. Còn về quy định 28 ngày vì đây là loại vắc xin chết, có thành phần là nhũ dầu, chất diệt virus và chất bổ trợ. Chất bổ trợ có tác dụng kéo dài sự phân hủy, hấp thu virus (kháng nguyên). Chất bổ trợ là dầu khoáng, về bản chất không có hại nhưng cũng có thể không phù hợp với cơ thể người.
Ở đây, đáng ngại nhất là chất diệt, trong đó có phoóc-môn. Nguyên tắc là nhà sản xuất phải có phương án để khử phoóc- môn, nhưng nếu không làm triệt để có thể còn tồn đọng trong gia cầm. Do vậy, khi tiêm vắc xin hay bất cứ protein nào vào cơ thể sống cũng tập trung ở một chỗ và gây ra viêm nhẹ (cơ thể sinh ra kháng thể) và để các chỗ viêm không gây hại cho cơ thể người cần có một khoảng thời gian 28 ngày để phân hủy.
. Hiện tại, thưa ông, người dân vẫn băn khoăn về xuất xứ và sự an toàn của vắc xin được sử dụng?
Ngày 15-9, Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Bùi Bá Bổng đã ký quyết định nhập bổ sung 260 triệu liều vắc xin để bảo đảm đến tháng 10-2005 sẽ tiến hành tiêm đồng loạt trên phạm vi cả nước (trước đó đã nhập 120 triệu liều). Trong đó, ưu tiên dành cho 47 tỉnh, thành có nguy cơ cao, các tỉnh còn lại cũng sẽ tiêm ở những vùng có nguy cơ bùng phát dịch. Sở NN - PTNT, chi cục thú y tỉnh, thành có nhiệm vụ thống kê chính xác số gia cầm cần phải tiêm. Theo kế hoạch, 320 triệu liều sẽ tiêm làm 2 đợt (160 triệu liều/đợt), do vậy với tổng số 380 triệu liều sẽ bảo đảm đủ vắc xin tiêm cho toàn bộ gia cầm toàn quốc. |
- Vắc xin tiêm cho gia cầm đợt này được nhập từ Trung Quốc, được sản xuất theo quy trình và sự giám sát của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) ở từng lô thuốc. Trước đó, Cục Thú y và Viện Thú y đã tiến hành thử nghiệm vắc xin đã cho kết quả là có hiệu lực tốt và an toàn. Ở những lô hàng nhập về sau này do Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương kiểm nghiệm. Tuy nhiên, do thời gian ngắn nên cũng chỉ kiểm tra được 2 nội dung là an toàn (phản ứng phụ...) và vô trùng.
. Trên thực tế, rất khó kiểm soát đâu là gia cầm đã được tiêm vắc xin và sau khi tiêm 28 ngày?
- Đây là vấn đề nan giải, rất khó kiểm soát, hiện tại chỉ còn cách tích cực tuyên truyền để người chăn nuôi, tiêu thụ tự giác. Để bảo đảm an toàn, người tiêu dùng phải lưu ý là những điểm tiêm trên cơ thể gia cầm nếu không đủ 28 ngày mà còn vết thâm tím (viêm nhẹ) thì không nên ăn. Phải nói thêm để người dân yên tâm là nếu gia cầm được tiêm vắc xin nếu chưa đủ 28 ngày đã đưa ra tiêu thụ thì cũng chỉ nguy hiểm ở chỗ mũi tiêm do còn tích tụ vắc xin, còn các chỗ khác là có thể an toàn.
Mỹ hỗ trợ VN giám sát dịch cúm gia cầm Đã có vắc-xin phòng cúm năm 2005 - 2006 Lễ công bố hợp tác giữa VN và Hoa Kỳ về giám sát cúm đã được tổ chức ngày 15-9, tại Hà Nội. Tại buổi lễ, ông Michael W.Marine, Đại sứ Mỹ, thông báo Bộ Y tế và Dịch vụ con người Mỹ sẽ tài trợ cho VN 500.000 USD nhằm tăng cường mạng lưới giám sát bệnh cúm, phát hiện sự thay đổi của virus cúm ở VN. Thông qua việc tăng cường mạng lưới này, VN có thể giám sát các loại virus và các diễn biến dịch hiệu quả hơn; đồng thời, góp phần phát hiện nhanh chóng những thay đổi của virus cúm gia cầm H5N1. Với các hoạt động trong dự án, VN sẽ có thể đóng góp hơn nữa cho mạng lưới giám sát cúm toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bao gồm 112 phòng xét nghiệm ở 83 quốc gia và 4 trung tâm phối hợp tham vấn và nghiên cứu của WHO. Ngày 15-9, 20.000 liều vắc xin Vaxigrip của hãng Aventis Pasteur đã được đưa đến các cơ sở tiêm phòng ở Hà Nội và TPHCM phục vụ cho nhu cầu dự phòng cúm cho các chủng năm 2005 - 2006. N.D - A.Thư |