Thi THPT quốc gia 2016: Gợi ý giải đề thi môn Địa lí
(NLĐO)- Sáng nay, 3-7, các thí sinh đã hoàn tất bài thi môn Địa lí với thời gian làm bài 180 phút. Báo Người lao động giới thiệu bài giải gợi ý của giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn - TP HCM

BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I:
1. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành “ Sách đỏ Việt Nam”
- Quy định việc khai thác.
2. Những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam:
- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng trong nước (năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước)
- Các thành phố thị xã :
+ Là nơi tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng
+ Sử dụng đông đảo lực lượng lao động có tay nghề
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại
+ Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo ra động lực phát triển
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Câu II:
1. Tên và quy mô của từng trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 nghìn tỉ đồng trở lên ở Đồng bằng sông Hồng:
- Hà Nội : trên 120 nghìn tỉ đồng
- Hải Phòng: từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng
- Các trung tâm Bắc Ninh, Phúc Yên có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng
2. Khu kinh tế ven biển ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
- Chân Mây – Lăng Cô
- Chu Lai
- Dung Quốc
- Nhơn Hội

2. Nhận xét:
- Về quy mô lao động :
+ Tổng số lao động tăng là 15133 nghìn người (tăng 40,8%) .
+ Lao động ngành nông lâm thủy sản tăng 263 nghìn người, tăng 1,1%.
+ Lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng 6229 nghìn người , tăng 128,2 %.
+ Lao động ngành dịch vụ tăng 8641 nghìn người, tăng 106,9%.
Như vậy, lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh nhất từ năm 2000 đến năm 2013, kế tiếp là lao động trong ngành dịch vụ, cuối cùng là lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản tăng trưởng chậm nhất.
- Về cơ cấu:
+ Năm 2000 và năm 2013 lao động trong ngành nông lâm thủy sản chiếm tỉ lệ lớn nhất, kế tiếp là lao động trong ngành dịch vụ, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ lệ thấp nhất.
+ Từ năm 2000 đến năm 2013 cơ cấu lao động trong ngành nông lâm thủy sản giảm 18,4%, cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,1%, cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ tăng 10,3%
- Giải thích:
+ Tổng số lao động tăng vì dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi lao động đông, kinh tế phát triển tạo thêm việc làm cho người lao động.
+ Cơ cấu lao động công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng phù hợp với đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta là tăng tỉ trọng của công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm tỉ trọng của nông lâm thủy sản.
Câu IV:
1. Thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản:
- Chế biến sản phẩm từ chăn nuôi :
+ Về địa hình: nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, có nhiều đồng cỏ nên thuận lợi để chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò, đặc biệt ở các vùng trung du miền núi Bắc Bộ, Tây nguyên, Bắc Trung Bộ; có nhiều vùng chăn nuôi bò sữa để chế biến các sản phẩm từ sữa.
+ Ở vùng đồng bằng: có 2 vùng trọng điểm về lương thực, thực phẩm cả nước là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung thuận lợi để chăn nuôi gia súc nhỏ như lợn, gia cầm như gà, vịt.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa ở nước ta tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi.
+ Đường bờ biển nước ta dài hơn 3.260km, vùng biển rộng hơn 1 triệu km2, vùng biển có nguồn tài nguyên thủy hải sản đa dạng thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, từ đó phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản.
- Chế biến sản phẩm từ trồng trọt:
+ 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta là vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Tây nguyên, Đông Nam Bộ với các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và cây công nghiệp hàng năm như bông… tạo thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến.
+ Ở đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền Trung rất thuận lợi để phát triển cây công nghiệp hàng năm như lúa, gạo, mía…
* Nguyên nhân các mặt hàng của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:
- Nước ta đang ngày càng khai thác có hiệu quả các tiềm năng về tự nhiên (đất, địa hình, khí hậu…) để tạo ra nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Nguồn lao động nước ta đông, lao động có tay nghề ngày càng được nâng cao.
- Chính sách của nhà nước ta coi đây là ngành công nghiệp trọng điểm, ưu tiên phát triển.
- Thị trường thế giới ngày càng được mở rộng (gia nhập WTO, TPP…), thị trường trong nước thì hơn 90 triệu dân.
- Đầu tư trong nước, nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến lương thực phẩm ngày càng nhiều.
2. Đồng bằng sông cửu Long có nhiều thế mạnh và hạn chế về tài nguyên đất đối với việc phát triển nông nghiệp:
- Đất : có 3 nhóm đất chính:
+ Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm 30% diện tích của đồng bằng), màu mỡ nhất, phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
+ Đất phèn có diện tích lớn nhất 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích của đồng bằng), tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau.
+ Đất mặn : khoảng 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích của đồng bằng), ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
- Đất khác : khoảng 40 vạn ha (chiếm 10% diện tích của đồng bằng), phân bố rãi rác.
* Trong thời gian vừa qua, tình hình xâm nhập mặn ở đây diễn ra hết sức nghiêm trọng:
- Do mùa khô kéo dài và gây gắt, nhiệt độ cao hơn bất thường so với các năm trước.
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu, hiện tượng nước biển dâng và lưu lượng nước sông thấp hơn mọi năm.
- Do tập quán canh tác lẻ tẻ của một số nông dân và thiếu sự chuẩn bị để đối phó với những hiện tượng bất thường của thiên nhiên.
Đặng Thị Chiếu Huyền
Trường THPT Vĩnh Viễn – TP.HCM