Tai nạn tăng đột biến
Sáu tháng đầu năm nay, đã có 499 người chết do tai nạn máy bay, một con số cao nhất kể từ năm 2002. Tỉ lệ tai nạn cũng tăng 50% so với tỉ lệ trung bình của 6 tháng đầu năm trong 10 năm qua. Lần đầu tiên trong lịch sử, an ninh hàng không có khuynh hướng tụt dốc
106 năm trước, anh em nhà Wright thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên dài 12 giây. Kể từ đó, đi máy bay càng ngày càng an toàn hơn đi xe hơi, tàu lửa hay tàu thủy bởi sự phát triển như vũ bão của ngành công nghiệp hàng không.
Chiếc A 320 của hãng US Airways đáp xuống sông
Người chết ngày càng nhiều
Nói về sự an toàn, không có ngành nào đạt những thành tựu rực rỡ bằng ngành công nghiệp hàng không. Mỗi thập kỷ chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về tai nạn trong ngành hàng không dân dụng nhờ các chip điện tử hoạt động ngày càng nhanh hơn, chính xác hơn.
Khi xuất hiện thế hệ máy bay phản lực, chỉ có 11 hành khách tử nạn trong số 1 triệu chuyến bay. Gần đây, con số tử vong này giảm còn chưa tới 1 người. Riêng hãng hàng không Pháp Air
Các số liệu thống kê cho thấy số người chết do tai nạn máy bay trong sáu tháng đầu năm nay cao hơn tất cả các năm kể từ năm 2002 là năm có đến 716 người tử nạn. Tạp chí Flight International, xuất bản tại London, cho biết có 499 người chết trong các tai nạn máy bay chở khách 6 tháng đầu năm nay (cùng kỳ năm 2008 chỉ có 175 người chết). Đó là chưa tính 4 vụ tai nạn khác xảy ra từ ngày 15-7 đến 4-8, làm 200 người tử nạn.
Yếu tố làm gia tăng bất thường số người chết là hai vụ rớt máy bay cỡ lớn. Vụ đầu tiên xảy ra ngày 1-6 khi chiếc Airbus 330 của hãng hàng không Pháp Air France cất cánh từ thành phố Rio De Janeiro (Brazil) đi Paris rớt một cách bí ẩn trên biển Đại Tây Dương khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn 228 người thiệt mạng. Đây là tai nạn thảm khốc đầu tiên của Air
Trong vụ thứ hai, một chiếc Airbus 310 của hãng hàng không Yemenia Airways đâm đầu xuống biển khiến 154 hành khách tử nạn, chỉ có một hành khách sống sót.
Phi công thiếu kỹ năng bay cơ bản
Giải thích sự gia tăng chóng mặt những tai nạn hàng không nói trên, có hai luồng ý kiến khác nhau. Thứ nhất, một số chuyên gia tin rằng sự tăng trưởng các hãng máy bay nhỏ ở các nước nghèo là một nhân tố quan trọng. Rigas Doganis, một chuyên gia về công nghiệp hàng không, nhận xét: “Phần lớn tai nạn liên quan đến các hãng mới thành lập. Đặc điểm của những tai nạn này là do lỗi của con người là chính, hoặc ở khâu lái hoặc ở khâu bảo dưỡng.
Đó là một kết cục tất yếu của sự bùng nổ các hãng máy bay nhỏ xem nhẹ khâu bảo dưỡng và tay nghề của phi công”. Ý kiến thứ hai quả quyết rằng khâu đào tạo phi công hiện nay có vấn đề. Trong tất cả các vụ tai nạn máy bay 6 tháng đầu năm nay, có ít vụ xảy ra bởi những yếu tố khó đoán trước như chim chui vào động cơ của chiếc Airbus 320 của hãng hàng không Mỹ US Airways chở 153 người hồi tháng giêng. Nhờ tài nghệ xuất chúng của tổ lái, chiếc máy bay hạ cánh an toàn xuống sông
Trong hầu hết các vụ tai nạn, nguyên nhân chính là máy bay bị mất kiểm soát khi đang bay. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất rộng, bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng có thể do tổ lái mất tập trung, mất phương hướng hoặc cất cánh và hạ cánh thiếu lực. Trong những trường hợp này quy tội cho phi công quá dễ dàng nhưng không công bằng. Chẳng hạn, họ không được huấn luyện tới nơi tới chốn khi gặp phải những tình huống khẩn cấp.
Nhưng cũng có thể do hệ thống máy tính điện tử điều khiển hàng ngàn thiết bị điện tử trên máy bay hỏng hóc, giở chứng bất tử. Gần đây, qua số liệu thống kê của bộ phận kỹ thuật IATA, tình trạng này càng ngày càng phổ biến với hàng trăm sự cố kỹ thuật gây ra những tai nạn nhỏ hoặc thường thấy hơn là hiện tượng hoãn chuyến bay vì “lý do kỹ thuật ngoài ý muốn”.
Bà Carolyn Evans, trưởng bộ phận an toàn bay của Hiệp hội Phi công Anh Quốc, bấy lâu nay vẫn thường ta thán về chương trình đào tạo phi công chú trọng quá nhiều đến “quá trình bay tự động” hơn dạy họ những kỹ năng bay cơ bản. Theo bà, những phi công thế hệ trước nắm được những kỹ năng bay cơ bản tốt gấp nhiều lần thế hệ phi công hiện nay.
Quá ỷ lại vào công nghệ (?!) Theo tạp chí International Flight, xem xét lại chương trình đào tạo phi công lái máy bay dân dụng hiện đại trở thành một vấn đề cấp bách vì nó liên quan mật thiết đến vấn đề an toàn bay. Các nhà điều tra tai nạn máy bay đã phân tích rất kỹ những vụ tai nạn trong năm. Họ kết luận rằng có nhiều cơ hội tránh được tai nạn thảm khốc nếu phi công được đào tạo kỹ hơn, có kỹ năng ứng xử những tình huống khẩn cấp tốt hơn chứ không nên ỷ lại các hệ thống máy tính. |
Kỳ tới: Chuyến bay bão táp QF 72