Thế giới vị trong ẩm thực
Khi đời sống con người đang ngày càng được cải thiện, chúng ta không chỉ ăn để duy trì sự sống mà còn mong muốn được ăn ngon.
Được thưởng thức những món ăn ngon với hương vị hài hòa, hấp dẫn là một trong những cách tuyệt vời để hưởng thụ cuộc sống. Và trong thế giới ẩm thực với rất nhiều vị khác nhau, có 5 vị được công nhận là các vị cơ bản: ngọt, chua, mặn, đắng và umami. Ngoài việc đóng góp vào hương vị đặc trưng của món ăn, mỗi vị đều có vai trò riêng với cơ thể của chúng ta.
Đầu tiên là vị ngọt, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều yêu thích vị ngọt. Vị ngọt tồn tại rất nhiều trong các loại trái cây tự nhiên như dưa hấu, xoài, mãng cầu…Vị ngọt khiến ta cảm thấy thư thái, dễ chịu. Khi được sử dụng với mức độ vừa phải và hợp lý; vị ngọt hay các thực phẩm có chứa đường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể và đặc biệt là não, giúp hoạt động trí óc của con người minh mẫn hơn.
Không dễ chịu với nhiều người như vị ngọt, vị đắng khiến chúng ta e ngại khi thưởng thức thực phẩm có vị này. Điều này có lẽ cũng hợp lý vì vị đắng của một số thực phẩm như sữa, nấm chứng tỏ thực phẩm đó đã bị hỏng do nhiễm khuẩn hoặc có chứa chất độc đối với cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, vị đắng lại mang nhiều tác dụng tích cực với cơ thể. Ví dụ tiêu biểu là vị đắng của mướp đắng hay các cây họ cải đến từ thành phần alkaloid có tác dụng tốt trong ngăn ngừa tăng huyết áp và một số bệnh ung thư.
Vị umami hay vị ngọt thịt trong ẩm thực Việt Nam là một vị quen thuộc và có mặt trong nhiều món ăn ngon. Những nguyên liệu giàu vị umami tạo thành bởi hàm lượng glutamate cao là thịt gia súc gia cầm, hải sản, rau củ quả, thực phẩm lên men (nước mắm, nước tương, bột ngọt…) thường được sử dụng kết hợp để mang lại vị umami cho món ăn. Gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm ra tại sao con người thường có khuynh hướng yêu thích vị umami. Kết quả cho thấy vị umami có nhiều vai trò với cơ thể người như vai trò với hoạt động của khoang miệng và dạ dày, qua đó giúp gia tăng chất lượng sống của người cao tuổi.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu thêm rằng mỗi vị đều có vai trò nhất định với cơ thể con người. Điều đó càng khẳng định ăn uống một cách khoa học, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của chúng ta.

Năm vị cơ bản là vị ngọt, chua, mặn, đắng và vị umami
Đầu tiên là vị ngọt, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều yêu thích vị ngọt. Vị ngọt tồn tại rất nhiều trong các loại trái cây tự nhiên như dưa hấu, xoài, mãng cầu…Vị ngọt khiến ta cảm thấy thư thái, dễ chịu. Khi được sử dụng với mức độ vừa phải và hợp lý; vị ngọt hay các thực phẩm có chứa đường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể và đặc biệt là não, giúp hoạt động trí óc của con người minh mẫn hơn.
Không dễ chịu với nhiều người như vị ngọt, vị đắng khiến chúng ta e ngại khi thưởng thức thực phẩm có vị này. Điều này có lẽ cũng hợp lý vì vị đắng của một số thực phẩm như sữa, nấm chứng tỏ thực phẩm đó đã bị hỏng do nhiễm khuẩn hoặc có chứa chất độc đối với cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, vị đắng lại mang nhiều tác dụng tích cực với cơ thể. Ví dụ tiêu biểu là vị đắng của mướp đắng hay các cây họ cải đến từ thành phần alkaloid có tác dụng tốt trong ngăn ngừa tăng huyết áp và một số bệnh ung thư.
Vị umami hay vị ngọt thịt trong ẩm thực Việt Nam là một vị quen thuộc và có mặt trong nhiều món ăn ngon. Những nguyên liệu giàu vị umami tạo thành bởi hàm lượng glutamate cao là thịt gia súc gia cầm, hải sản, rau củ quả, thực phẩm lên men (nước mắm, nước tương, bột ngọt…) thường được sử dụng kết hợp để mang lại vị umami cho món ăn. Gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để tìm ra tại sao con người thường có khuynh hướng yêu thích vị umami. Kết quả cho thấy vị umami có nhiều vai trò với cơ thể người như vai trò với hoạt động của khoang miệng và dạ dày, qua đó giúp gia tăng chất lượng sống của người cao tuổi.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu thêm rằng mỗi vị đều có vai trò nhất định với cơ thể con người. Điều đó càng khẳng định ăn uống một cách khoa học, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của chúng ta.