"Bóng ma trong nhà hát": Vở nhạc kịch thành công nhất mọi thời đại
Vừa qua, vở nhạc kịch Phantom of the Opera (Bóng ma trong nhà hát) của nhà soạn nhạc nổi tiếng Andrew Lloyd Webber đã trở thành tác phẩm đứng thứ hai ở sân khấu Broadway (Mỹ) về số buổi trình diễn (6.681 buổi), đẩy vở Les Misérables (Những người khốn khổ) xuống vị trí thứ ba.
Phantom of the Opera cũng được coi là vở nhạc kịch thành công nhất mọi thời đại với số tiền bán vé lên tới 3,2 tỉ USD (nên biết bộ phim ăn khách nhất từ trước đến nay, Titanic, cũng chỉ đạt doanh thu phòng vé 1,9 tỉ USD) và hơn 100.000 triệu lượt khán giả. Sau 16 năm kể từ ngày đầu ra mắt cho đến nay, Phantom of the Opera đã có hàng loạt phiên bản được công diễn ở nhiều quốc gia, một bộ phim sắp ra đời và vô số giải thưởng giá trị. Bản CD ghi lại phần âm nhạc của vở diễn này là đĩa nhạc nên có đối với bất kỳ ai đam mê thể loại opera hiện đại, thậm chí cả những người ưa thích nhạc cổ điển. Và nó đã bắt đầu xuất hiện ở thị trường Việt
Nguồn gốc của "Bóng ma"
Vở nhạc kịch Phantom of the Opera được nhà soạn nhạc Andrew Llyod Webber dàn dựng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Pháp Gaston Leroux, lần đầu xuất bản vào năm 1911. Opera ở đây chính là nhà hát Opera là kinh đô
Nội dung của tấn bi kịch
Vào một thời điểm nào đó, khoảng những năm 1880, một con người khốn khổ với khuôn mặt bị biến dạng đã chạy trốn khỏi xã hội mà anh ta căm ghét, một xã hội đã ruồng bỏ anh ta và tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn trong mê lộ những tầng hầm và kho chứa bên dưới nhà hát Opera tại Paris. Theo năm tháng, bắt đầu xuất hiện những lời đồn đại về bóng đen lạ thoắt ẩn thoắt hiện bên trong nhà hát và những đồ vật bị mất một cách bí hiểm. Đến năm 1893, một lần, khi nhìn qua một lỗ nhỏ về phía sân khấu, việc anh vẫn thường hay làm, Phantom nhìn thấy Christie, một diễn viên phụ trẻ đẹp và ngay lập tức cảm thấy trái tim mình đã thuộc về nàng. Bản thân Phantom đã có một kỹ thuật hát Opera hoàn hảo, nhờ được nghe những giọng ca hay nhất của châu Âu trong nhiều năm. Và anh xuất hiện, dạy Christie hát. Bằng chất giọng thuần khiết, trong vắt và những gì học được từ Phantom, Christie được nhận vai chính và vai diễn của cô đã làm rung động cả
Sức hấp dẫn của âm nhạc
Không còn nghi ngờ gì, Andrew Lloyd Webber hiện là nhà soạn nhạc kịch vĩ đại nhất trong thời đại chúng ta. Thành công lớn lao của Phantom of the Opera và một số vở diễn khác cũng do Lloyd Webber biên soạn phần lớn nhờ vào phần âm nhạc quá hấp dẫn, vừa mang tính hàn lâm vừa gần gũi với công chúng, dễ nghe, dễ vào, dễ ngấm nhưng lại không dễ quên. Những giai điệu của giọng nữ trong vở diễn ông viết ra vốn dành riêng cho vợ mình lúc đó, Sarah Brightman, người có giọng soprano trong vắt như pha lê, từng được giới phê bình nhận định nếu Phantom có sống lại thì nhất định anh sẽ chọn Sarah làm người hát chung với mình.
Hoành tráng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc, Phantom of the Opera hấp dẫn thính giả, kể cả những người chưa một lần được xem vở diễn bằng những cung bậc âm thanh biến hóa đến kỳ ảo, khi thì êm ái nhẹ nhàng, lúc thì dồn dập mạnh mẽ. Ca khúc chủ đề, Phantom of the Opera là một bản nhạc kinh điển, từng được nhiều nghệ sĩ thể hiện lại theo những phong cách khác nhau. Đó là lúc Phantom xuất hiện, như thực như ảo trước mắt Christie và bắt đầu dạy cô hát. In sleep he sang to me, in dream he came... And do I dream again... (Anh hát với tôi trong giấc ngủ, anh đến với tôi trong giấc mơ... Phải chăng tôi lại mơ lần nữa...). Và tất cả chợt như vỡ ào ra trong đoạn song ca giữa hai người trên nền nhạc đệm nhuốm đầy màu sắc huyền bí, đủ để người nghe hình dung ra cảnh Christie đứng một mình trong bóng tối, hát với một giọng nam vang vọng đằng sau tấm màn nhung. Rồi Phantom xuất hiện với chiếc mặt nạ sắt che đi một phần khuôn mặt. Bầu không khí lại chùng xuống khi Phantom bắt đầu cất tiếng hát... Đó là ca khúc Music in the night. Tiếng thét của Christie như đẩy toàn bộ vở diễn lên cao trào, và sau đó là câu hỏi của cô cứ lặp đi lặp lại why have you brought me here... (tại sao lại mang em tới chỗ này...) Khúc song ca trong All I ask of you dễ làm người nghe nhớ đến Time to say goodbye, ca khúc kinh điển Sarah Brightman hát cùng nghệ sĩ Opera mù Andrea Boceli. Tiếng cười của Phantom, tiếng kêu thất thanh của Christie trên nền nhạc nhỏ dần làm người nghe như cảm nhận được hoàn cảnh của 2 người lúc đó... Âm thanh trong hồi Masquerade/Why so silent mang đầy màu sắc của một vở Opera cổ điển, tiếng hát như nhảy múa theo giai điệu tươi vui rộn rã, dàn đồng ca khỏe khoắn, sau một khoảng dừng ngắn là cả một dòng thác âm thanh như đổ ập vào người nghe, rồi tất cả lắng xuống, tiếng đàn dây lại réo rắt vang lên. Hồi cuối cùng, Point of no return là giọng ca thê lương, như đe dọa, như oán than của Phantom và lời cầu xin, nỗi sợ hãi của Christie. Quyết định của nàng đã làm con tim anh vỡ nát. Nhưng kìa, đoàn người đã xuống và Phantom lê bước vào bóng tối. Âm thanh chùng xuống, nghẹn ngào như tỏ niềm tiếc thương cho một tình yêu bị từ chối...
Cho đến nay, CD phần âm nhạc của Phantom of the Opera đã tiêu thụ được hàng triệu bản trên toàn thế giới, không kém bất cứ một album nhạc hiện đại nào. Tất cả những gì bạn nên làm khi nghe tác phẩm kinh điển về ánh sáng và bóng tối, tình yêu và sự đau khổ này là "nhắm mắt lại và thả hồn bay cao". Bạn sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu mới lạ, khác hẳn những gì bạn đã từng nghe.