Cameraman ngày càng có giá
Đối với một bộ phim, có lẽ quay phim là thành phần quan trọng thứ nhì, chỉ xếp sau vai trò đạo diễn, bởi họ mới là người quyết định hình ảnh cho một bộ phim.
Thù lao 5.000 USD/bộ phimVài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của làn sóng phim Hàn và nhất là khi các đạo diễn Việt kiều ồ ạt về nước làm phim, các nhà sản xuất phim VN bắt đầu coi trọng hơn yếu tố hình ảnh, góc máy trong phim. Riêng với phim truyền hình, công nghệ quay 2-3 máy cùng lúc, càng đòi hỏi nhiều nhà quay phim có nghề. Làng điện ảnh TPHCM hiện nay, số lượng những tay máy được đánh giá cao chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những tên tuổi như: Trinh Hoan, Phạm Hoàng Nam, K’Linh, Nguyễn Nam, Nguyễn Tranh... trở thành đối tượng săn lùng thường xuyên của các hãng.
Cung không đủ cầu nên thù lao dành cho các tay máy hạng “sao” kể trên cũng cao ngất so với những khâu chế tác khác. Trung bình một bộ phim nhựa quay trong 3 tháng, cameraman được trả 5.000 USD (gần 80 triệu đồng). Đối với phim truyền hình, thù lao dao động khoảng 1,8 triệu đồng/tập. Ngoài phim truyện, quay quảng cáo, ca nhạc cũng là đất sống tốt cho những quay phim có nghề. Thế nhưng để tạo dựng được tên tuổi trong làng quay phim, hầu hết những cameraman đều phải trải qua nhiều năm lăn lộn, đi theo phụ khuân máy, đẩy dolly, làm ánh sáng... cho dù trước đó họ đều được đào tạo bài bản từ trường lớp.
Nghề không dành cho nữ
Thù lao cao như vậy nên sức lao động của các nhà quay phim đổ ra ở hiện trường cũng tương xứng với đồng tiền mà họ kiếm được. Cùng với diễn viên, quay phim là người dầm mưa, dãi nắng nhiều nhất trên trường quay. Đặc thù của nghề này ở VN là không có nữ, bởi ngay cả các tay máy nam cũng nhiều lúc chẳng đủ sức khỏe để đứng suốt cả chục tiếng đồng hồ mỗi ngày, đó là chưa kể phải vác máy quay trên vai nặng 14-15 kg nhiều giờ liền. Không chỉ vất vả, quay phim còn phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất là trong điều kiện
Ông Hồng Hải, người phát ngôn hãng phim Thiên Ngân, cho biết dịp tết vừa qua để có được tay máy K’Linh quay cho phim 2 trong 1, hãng đã phải “đặt hàng” K’Linh trước đó cả quý.
Từ nay cho đến cuối năm là thời điểm các hãng phim ráo riết thực hiện kế hoạch làm phim tết, vì thế cuộc chạy đua giành được tay máy ưng ý sẽ càng căng thẳng hơn. |
trang thiết bị làm phim còn nhiều thiếu thốn như hiện nay. Có nhiều cảnh thay vì phải có máy quay chuyên dụng hoặc thiết bị điều khiển từ xa thì người quay phim chỉ còn cách trực tiếp ôm máy ra hiện trường. Trong một lần quay cảnh chiếc xe hơi đang chạy với tốc độ cao, do tài xế không kịp thắng đúng khoảng cách an toàn nên chiếc xe suýt lao thẳng vào người quay phim Nguyễn Tranh. Rất may, anh không bị xây xát gì nhưng chiếc máy quay bị đập vào xe, vỡ tan tành và nhà quay phim đành móc tiền túi ra bồi thường. Tay máy K’Linh từng bị ngã gãy chân khi đứng trên vách đá cao để chọn cảnh trong phim Lục Vân Tiên.
Khó nhọc nhất là phải quay những cảnh dưới nước. Trong phim Lục Vân Tiên, để thực hiện cảnh Kiều Nguyệt Nga trầm mình, quay phim K’Linh phải học lặn trước đó vài ngày. Đeo trên người chiếc bình dưỡng khí nặng trĩu, tay ôm chiếc hộp sắt cồng kềnh bên trong chứa máy quay to đùng (do không có máy chuyên dùng quay dưới nước), K’Linh loay hoay mãi ở độ sâu 3m - 4 m dưới mực nước biển suốt 4-5 tiếng đồng hồ/ngày. Ngày đầu tiên do chưa quen, phim quay ra hư hết. Mất 3 ngày trời, cảnh quay mới thực hiện xong dù sau đó chỉ xuất hiện trên phim vỏn vẹn vài giây. Để có những thước phim sông nước đẹp như trong Dưới cờ đại nghĩa, nhà quay phim Võ Chiêu Dũng phải chấp nhận dầm mình dưới nước hằng tháng trời đến độ móng chân bị thối.