"Hà Nội, từ lâu đã ở trong trái tim tôi!"
LTS: Đây là một bài viết của tác giả Phi Va, cộng tác viên của Báo Người Lao Động điện tử tại Ba Lan gởi về nhân kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô Hà Nội 10/10/1954 - 10/10/2004. Do trục trặc trong khâu nhận thư nên chúng tôi đành giới thiệu muộn, xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả Phi Va và bạn đọc.
...Bíết ý định của tôi , nhà thơ nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tại Ba Lan Lâm Quang Mỹ nhiệt tình đưa tôi tới thăm 2 người bạn Ba Lan có nhiều tình cảm với Việt Nam, chứa chan những kỷ niệm về Thủ đô Hà Nội. Anh bạn thơ mái đầu đã hoa râm, có bằng tiến sĩ khoa học, gắn bó với Ba Lan từ thời sinh viên nhưng lại mang nhiều dáng dắp phong thái của một thi sĩ, thâm trầm nói với tôi :" Bác đừng ngại, tôi dân Nghệ An nhưng cũng mang ơn Hà Nội lớn lắm. Giúp bác viết bài báo này cũng là một cách hướng về Hà Nội của tôi..."
Warszawa đã vào Thu, gió bắt đầu lạnh. Xe chúng tôi chạy về hướng quận Mokotów của thủ đô, Từ đường chính rẽ trái vài phút, hiện ra một khu biệt thự sang trọng, yên tĩnh nằm trải dài giữa những vạt cỏ, cây cối xanh tươi...Do đã được hẹn trước nên chỉ sau một lần bấm chuông, GS.TS Michal Chilczuk với thân hình vạm vỡ cao lớn đã mở cửa vui vẻ đón khách. Cách nói chuyện cởi mở, đĩnh đạc, khỏe khoắn khiến tôi không nghĩ ông đã tới tuổi 78 và hiện còn tham gia nhiều công việc xã hội quan trọng : Chủ tịch Chi hội Cựu chiến binh thế giới tại các nước Trung và Đông Ââu; Chủ tịch Quỹ giáo dục người nước ngoài tại Ba Lan; Chủ tịch HĐKH cơ quan đào tạo người nước ngoài của các trường Đại học - Bộ Giáo dục; Tổng biên tập tờ tạp chí " KONTAKT " phát hành thường kỳ tại Ba Lan... Michal Chilczuk mang dáng vẻ một nhà quân sự, ông nguyên là đại tá quân đội, bởi vậy khi tôi đưa máy ảnh lên, ông hóm hỉnh xin lỗi vài phút để thay một chiếc áo khác có gắn tấm huân chương nhỏ, ông chỉ vào đó và giới thiệu đây là phần thưởng cao quý nhất của quân đội Ba Lan hiện nay. Hơn nửa giờ đồng hồ chuyện trò, ông nói rất nhiều vấn đề của Việt Nam mà ông từng biết trong lịch sử mối quan hệ ngọai giao giữa 2 nước, trong hai lần ông được đến thăm và làm việc tại Hà Nội :
...Làm sao tôi quên được những cảm nhận từ Hà Nội. Lần đầu, tôi đặt chân tới thủ đô Hà Nội vào những năm cuối thập kỷ 70. Bóng dáng chiến tranh đã lùi xa, thay vào đó là một không khí thanh bình, yên tĩnh vốn có của thành phố. Aán tượng mạnh nhất với tôi về Hà Nội - Đó là một thủ đô nhiều cây xanh hơn hẳn rất nhiều thủ đô trên thế giới mà tôi biết. Tôi và nhiều người ngọai quốc khác rất thán phục tại sao các bạn trồng được và giữ gìn được nhiều cây xanh to đẹp như thế. Còn con người Hà Nội thật hiền hòa, mến khách, tôi nhận thấy ngay từ ánh mắt của họ khi nhìn chúng tôi ngòai hè phố...Tòa nhà sứ quán của Ba Lan được nằm ở con đường mà tôi nghĩ là có thể đẹp nhất tại Hà Nội, sát với lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, điều đó phần nào chứng tỏ mối quan hê äthân thiện lâu đời tốt đẹp giữa 2 nước... Lần thứ hai vào năm 1995, tôi lại tới Hà Nội nhân một dịp công tác. Chao ôi ! Hà Nội đổi thay không thể ngờ được. Nhộn nhịpø vui tươi trên mọi ngả phố phường, Chỉ sau ít năm đổi mới cách làm ăn kinh tế, Hà Nội khá giả, thịnh vượng rõ nét qua đời sống người dân trong việc xây dựng nhà cửa, dùng phương tiện đi lại và ở các cửa hàng bán đồ tiện nghi sinh họat tấp nập người mua... Aán tượng nữa để lại trong tôi là cuộc tiếp xúc với ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên, một nghiên cứu sinh từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Ba Lan. Tôi rất vui mừng và tự hào khi thấy công cuộc đổi mới của Hà nội có công lao góp phần của ông chủ tịch - người đã có thời gian được đào tạo tại Ba Lan...Đây này, tôi vẫn giữ cuốn tạp chí có hình ảnh cuộc tiếp xúc giữa tôi và ông Nghiên, một buồi gặp gỡ lý thú !
Tạm biệt Michal Chilczuk, chúng tôi đi bộ tới nhà nữ văn sĩ êMonika Warnenska cách đó khỏang năm chục mét. Căn biệt thự xinh xắn nằm khuất sau một dàn cây xanh phủ kín hàng rào. Nữ văn sĩ đã vào tuổi 80 xuất hiện chậm rãi dưới mái hiên nhà. Nhìn mái tóc bạc phơ, bước đi khó khăn với cây nạng bên tay, một sự bất ngờ nừa lại đến với tôi khi được biết bà đã từng 21 lần sang Việt Nam và chuyến đi gần nhất là đầu năm 2004 mới đây, bà được nhà nước ta mời sang tham dự cuộc găp mặt, hội thảo nhân kỷ niêm một sự kiện quốc tế của Việt Nam cách đây 50 năm. Monika Chilczuk là tác giả của hàng trăm bài viết, tác phẩm văn học, dịch thuật nói về cuộc chiến tranh ái quốc và thời kỳ xây dựng của nhân dân Việt Nam đã được xuất bản ra nhiều thứ tiếng trên thế giới... Căn phòng khách thật giản dị, ấm cúng, trên tường treo nhiều tranh, phần lớn là những tác phầm phù điêu chân dung con người và phong cảnh Việt Nam. Đó là những món quà của các họa sy õtrên dải đất chữ S mến tặng " Chị Ba " - cái tên Việt rất đỗi thân thương, rất Nam Bộ của quân dân trên chiến trường miền Nam đặt cho Monika vào những năm 60 của thế kỷ trước. Trầm lắng một chút như để hồi tưởng, bà Monika say sưa kể bằng một giọng nói lưu lóat, linh họat những cảm xúc của mình vê Hà Nội :
...Tôi đến Việt Nam lần đầu vào năm 1962. Nơi tôi ở là khách sạn Metropol, phố Ngô Quyền. Những ngày đó, Hà Nội đã đem đến cho tôi một khỏang thời gian thật êm đềm thú vị. Có cái gì đấy yên ả, thoáng đãng đọng lại trong tâm hồn tôi lúc bấy giờ. Tôi nhớ từ khách sạn Metropol vào những buổi chiều, tôi thường thả bộ theo đường Tràng Tiền ra hồ Hoàn Kiếm, ngắm nhìn sự cổ kính nên thơ cúa cảnh vật, con người Hà Nội. Có thể nói trong suy nghĩ riêng tôi, Hà Nội là một thủ đô lý tưởng cho những nhà văn, nhà thơ tìm cảm hứng...Nhiều lần sau tôi đến Việt Nam, nhưng Hà Nội chỉ như một chặng dừng chân để rồi đi tiếp vào các vùng nóng bỏng miền Trung, miền Nam...Bẵng đi một thời gian dài, đầu năm 2004 vừa qua, tôi lại tới Hà Nội.. Thật sự, tôi cảm thấy không tin vào mắt mình : Hà Nội đổi thay như một sự bùng nổ, đột phá. Diện mạo thủ đô các bạn đã mang tầm vóc của thế kỷ mới qua những công trình kiến trúc xây dựng hiện đại. Nền kinh tế tư nhân được coi trọng, góp phần tạo nên những đường phố, siêu thị, cửa hàng, chợ búa...đầy ắp hàng hóa, người Hà Nội vui vẻ đi mua sắm nhộn nhịp đông vui. Một điều thú vị mà tôi nhận thấy rõ nét, đó là phong cách giao tiếp của người Hà Nội ngày nay phóng khoáng, thoáng mở hơn trước nhiều. Tôi có nhiều bạn quen cũ, họ kéo mời tôi bằng được về nhà riêng, hồ hởi giới thiệu với gia đình, thết đãi những bữa cơm đặc sản dân tộc. Trong những lần chuyện trò ấy, một không khí thỏai mái tự nhiên khác hẳn những lần gặp mặt của mấy chục năm về trước. Tôi bồi hồi nhớ lại các nhà văn lão thành VN như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi ...mà tôi đã từng tiếp kiến tại Hà Nội. Qua những tác phẩm, chúng tôi rất trân trọng và quý mến nhau. Giờ đây dù các anh ấy không còn nữa, nhưng các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp của các nhà văn đã cho tôi biết thêm nhiều về Hà Nội , hiểu thêm cuộc sống, tâm nguyện của con người mảnh đất ngàn năm văn vật...Hà Nội từ lâu đã ở trong trái tim tôi,,,
Đầu tháng10/2004