xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngập ngừng... tăng lương tối thiểu

Bài và ảnh: THÙY LINH

Do lương tối thiểu thấp nên đơn giá tiền lương của công nhân cũng thấp. Hậu quả là một số mặt hàng của VN bị nước ngoài kiện bán phá giá

“Nếu cứ dự kiến tăng lương tối thiểu thấp như thế không những chỉ gây khổ cho công nhân (CN) mà còn gây khó cho doanh nghiệp (DN) và địa phương”. Đây là ý kiến chung của nhiều đại biểu tham dự hội nghị lấy ý kiến “Bàn phương án phân vùng và điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong các loại hình DN năm 2011” do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức tại TPHCM cuối tuần qua với sự tham dự của đại diện các sở LĐ-TB-XH, các KCX-KCN, tổ chức CĐ và một số DN ở các tỉnh phía Nam.

img

Một trong những vụ CNLĐ ngừng việc để đấu tranh đòi nâng lương ở Công ty Pouchen, Đồng Nai

 
Quản lý Nhà nước chạy theo thị trường
 
Theo đề án của Bộ LĐ-TB-XH, dự kiến mức lương tối thiểu mới được chia thành 4 vùng cho 2 khu vực, cụ thể: Đối với khu vực DN trong nước, thấp nhất (vùng 4) sẽ là 830.000 đồng; cao nhất (vùng 1) sẽ là 1,27 triệu đồng. Đối với khu vực có vốn nước ngoài, thấp nhất (vùng 4) là 1,1 triệu đồng; cao nhất (vùng 1) là 1,5 triệu đồng. Mức tăng trên chỉ làm tăng chi phí đầu vào từ 0,4% đến 0,5%; còn đối với các DN sử dụng đông lao động ngành dệt, may, da, giày chi phí tăng 1,2%, phù hợp với khả năng chi trả DN. 
 
Hầu hết cán bộ ngành LĐ-TB-XH ở các địa phương cho rằng mức tăng như trên là quá thấp, bởi trong thực tế, các DN đã trả lương cho người lao động (NLĐ) cao hơn mức dự kiến từ lâu. Ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết ở TPHCM, các DN trả lương cho NLĐ thấp nhất cũng khoảng 1,7 triệu đồng/người/tháng. Đại diện Sở LĐ-TB-XH tỉnh Lâm Đồng dẫn ngay số liệu do Bộ LĐ-TB-XH khảo sát tại 1.700 DN cho thấy có hơn 90% DN đã trả lương cho NLĐ cao hơn mức dự kiến và đặt câu hỏi vì sao Bộ LĐ-TB-XH lại dự kiến mức lương tối thiểu thấp như thế?
 
Mấu chốt của vấn đề là hiện nay, nhiều DN “nhìn vào” lương tối thiểu để trả công lao động. Quy định NLĐ đã qua đào tạo nghề có mức lương khởi điểm cao hơn lương tối thiểu ít nhất 7% đã được triệt để lợi dụng. DN chỉ trả lương cao hơn lương tối thiểu chút ít để không vi phạm luật; khi cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra thì cũng không thể bắt bẻ. Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, bổ sung: Qua khảo sát, kiểm tra hơn 1.000 DN trong các KCX-KCN TP cho thấy không có DN nào vi phạm! Ông Định phân tích thêm: “Tình trạng khan hiếm lao động vừa qua không phải do thiếu hụt nhân lực mà thực tế NLĐ chê, không thèm vào làm việc trong KCX-KCN vì tiền lương thấp hơn lao động tự do. Tiền công đi gặt lúa, phụ hồ cao hơn tiền lương CN trong nhà máy. Một người tay ngang làm phụ hồ cũng được 80.000 đồng/ngày, nếu có thâm niên 3 năm thì được 150.000 đồng/ngày, cao hơn lương CN trong khu vực sản xuất công nghiệp. Thực tế, từ đầu năm tới nay, Trung tâm Giới thiệu việc làm của KCX-KCN TP giới thiệu việc làm cho gần 4.600 người thì chủ yếu là “nhảy” từ nhà máy này sang nhà máy khác, chứ không có lao động mới”.
 
Lương thấp, nhiều hệ lụy
 
Cũng theo ông Định, qua đợt khảo sát tiền lương, NLĐ thì than thở Nhà nước quy định lương tối thiểu thấp để họ khó sống; còn nhiều chủ DN thì than phiền để thu hút lao động, họ phải nghĩ ra đủ các khoản “trợ cấp” để tăng tiền công thực tế của CN nhưng những khoản này không được chủ hàng chấp nhận vì chủ hàng chỉ căn cứ vào lương tối thiểu để tính đơn giá gia công. Thậm chí có chủ DN còn “xúi” CN đình công để “ép” chủ hàng phải tăng chi phí tiền lương.
 
 Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai Huỳnh Văn Tịnh phân tích: “Do lương tối thiểu thấp nên đơn giá tiền lương của CN cũng thấp. Hậu quả là một số mặt hàng của VN bị nước ngoài kiện bán phá giá. Mặt khác, Nhà nước đang khuyến khích tiêu dùng trong nước để phát triển sản xuất nhưng với mức lương thấp như hiện nay, CN loay hoay lo cái ăn đã không đủ, lấy gì mua sắm? Vì lương thấp, CN không có tích lũy nên họ thường ngừng việc để đấu tranh đòi tăng lương, tăng phụ cấp, tiền thưởng. Cũng vì lương thấp, CN không gắn bó với DN nên rất dễ bỏ việc khi có DN khác tuyển lao động với mức lương cao hơn dù chỉ từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/tháng... làm cho quan hệ lao động không có sự gắn kết khiến tranh chấp diễn ra thường xuyên hơn, gây mất trật tự, ổn định, rất khó cho địa phương”.
 
Đại diện LĐLĐ tỉnh Long An cảnh báo hiện các DN đều căn cứ lương tối thiểu để đóng BHXH. Khi nghỉ hưu, NLĐ hưởng tối đa 75% mức lương đóng BHXH, trong khi đó, theo quy định của Luật BHXH, lương hưu không thấp hơn mức lương tối thiểu. Như vậy, Nhà nước sẽ phải bỏ ra thêm một khoản tiền cực lớn để bù vào tiền lương hưu cho đủ mức quy định theo luật. Và với mức đóng BHXH thấp như hiện nay, tương lai sẽ phát sinh một tầng lớp người nghèo mới.

68% - 80% tranh chấp lao động liên quan đến tiền lương

 
Năm 2008, có 162/200 vụ tranh chấp lao động (81%); năm 2009 có 53/78 vụ (68%); năm 2010 (đến tháng 7) có 28/35 vụ tranh chấp lao động (80%) trên địa bàn TPHCM liên quan đến tiền lương, như đòi tăng lương, điều chỉnh lương, nợ lương, chậm trả lương, tăng lương nhưng giảm phụ cấp, không công khai bảng lương, trả lương không đồng đều, trả lương tăng ca, làm thêm ngày nghỉ tuần, nghỉ lễ không đầy đủ... 

(Nguồn: LĐLĐ TPHCM)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo