xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trách nhiệm xã hội là yếu tố cạnh tranh

DƯƠNG QUANG

Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI) làm tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc, ổn định nhân sự...

"Đến nay đã có hơn 50 thương hiệu tại 9 quốc gia trên thế giới áp dụng BSCI (Business Social Compliance Initiative); trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Metro, Kesko, Otto, Espirit, Lindex, Ave...”. Ông Jouko Kuisma, Trưởng Phòng Trách nhiệm doanh nghiệp (DN) Tập đoàn Kesko (Phần Lan), cho biết như vậy tại cuộc hội thảo do Ban Quản lý dự án “Nâng cao trách nhiệm xã hội của DN ở VN” (gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) Chi nhánh TPHCM, LĐLĐ TPHCM và Sở LĐ-TB-XH TPHCM) tổ chức ngày 19-6.

BSCI ra đời năm 2003 từ đề xướng của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của DN. Bộ tiêu chuẩn này nhanh chóng được các hiệp hội, tập đoàn, DN, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty bán lẻ trên thế giới đánh giá cao và áp dụng.

9 nội dung quan trọng của BSCI

1. Tuân thủ luật liên quan.

2. Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể.

3. Cấm phân biệt đối xử.

4. Trả công lao động.

5. Thời giờ làm việc.

6. An toàn nơi làm việc.

7. Cấm lao động trẻ em.

8. Cấm lao động cưỡng bức.

9. Các vấn đề an toàn và môi trường.

Đánh giá chung về lợi ích của BSCI, các tập đoàn nước ngoài cho rằng, nó làm tăng tính cạnh tranh của DN trên thị trường; tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động; ổn định nhân sự...

Ở VN, dù BSCI còn tương đối mới, nhưng trong xu thế hội nhập, việc sớm áp dụng BSCI là rất cần thiết. Bà Đinh Kim Hoàng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, nhìn nhận: “Sự phát triển lành mạnh của quan hệ lao động sẽ góp phần quan trọng vào khả năng cạnh tranh và sự thành công của DN. Từ thực tế này, các cơ quan chức năng và DN phải có cách tiếp cận mới về quan hệ lao động và quản lý lao động sao cho phù hợp với tình hình mới”. Bà Vũ Thu Hằng, Phó Giám đốc VCCI TPHCM, cho rằng: “Áp dụng BSCI, các nhà cung ứng xuất khẩu VN sẽ cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm”.

Cũng tại hội thảo, đa số DN nhìn nhận, BSCI không chỉ là tấm hộ chiếu cho hàng hóa xuất khẩu VN vào thị trường quốc tế, mà còn là một “chứng chỉ về cải cách” cho DN VN, là minh chứng của mối quan hệ lao động lành mạnh trong một số ngành, nghề thường xảy ra tranh chấp lao động như may, da giày, chế biến gỗ, thực phẩm... Ông In Huat, Giám đốc điều hành Công ty ITS Vietnam, nói: “Tôi nghĩ bộ tiêu chuẩn BSCI rất hữu ích cho DN VN, nhất là các DN ngành may mặc. Thực tế cho thấy các công ty FDI tại VN như Nike, Adidas, Honda... đã vươn lên rất mạnh nhờ áp dụng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chung”.

ÔNG JOUKO KUISMA, TRƯỞNG PHÒNG TRÁCH NHIỆM DN TẬP ĐOÀN KESKO:

Phải tuân thủ “luật chơi” chung

VN đang chuẩn bị vào WTO nên các DN cần sớm áp dụng các bộ tiêu chuẩn, vì vào tổ chức tự do thương mại toàn cầu ắt phải tuân thủ “luật chơi” chung. Đã có 19 đối tác cung ứng hàng hóa trực tiếp cho Kesko được áp dụng BSCI và các nhà sản xuất VN bán hàng cho Kesko được khuyến cáo áp dụng bộ tiêu chuẩn này. Một trong những lợi ích to lớn của BSCI là giúp DN VN nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường châu Âu và có cơ hội làm ăn nhiều hơn với các đối tác khác.

ÔNG JUKKA PAAKKONEN, ĐIỀU PHỐI VIÊN TRUNG TÂM ĐOÀN KẾT CÔNG ĐOÀN PHẦN LAN:

Không có “bài học tổn thất” nếu làm tốt BSCI

. Phóng viên: Thưa ông, 1 trong 9 nội dung chính của BSCI là tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể. Nhiều người lo ngại điều này sẽ dẫn đến gia tăng đình công?

img- Ông Jukka Paakkonen: Theo tôi thì ngược lại, nhờ BSCI, đình công sẽ giảm. Ở Phần Lan là một minh chứng, chỉ có vài cuộc đình công mỗi năm. Áp dụng BSCI, đồng thời phải tuân thủ luật pháp nước sở tại. Ở VN, Bộ Luật Lao động rất chặt chẽ, BSCI là một bổ sung cần thiết trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa bên sử dụng lao động và người lao động (NLĐ). BSCI sẽ giúp hạn chế thấp nhất những tranh chấp về tiền công, giờ làm, điều kiện làm việc...

. Dưới góc độ của người hoạt động Công đoàn, theo ông, giữa chủ DN và NLĐ, BSCI sẽ mang lại lợi ích cho bên nào nhiều hơn?

- Cả hai đều có lợi. DN được đối tác đánh giá cao, sản xuất - xuất khẩu gặp thuận lợi, doanh thu tăng; còn NLĐ được bảo đảm về tiền công, điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội. Lúc đó, NLĐ sẽ làm việc có năng suất hơn, mối quan hệ lao động lành mạnh hơn. Rõ ràng, DN được lợi kép.

. Lợi ích của BSCI là vô hình nên không ít DN ngần ngại áp dụng bởi xem đó là sự tốn kém chứ không phải là sự đầu tư. Làm thế nào để DN VN nhận thức rõ sự cần thiết của BSCI?

- Không thể đưa ra một con số cụ thể nào đó để chứng minh lợi ích của BSCI, nhưng các DN VN có thể tham khảo “bài học tổn thất” từ những công ty đã từng thực hiện sai lệch các quy định về lao động dẫn tới khiếu nại, đình công; hậu quả là hàng hóa bị tẩy chay, doanh thu sụt giảm... Như vậy, thật sai lầm khi nghĩ BSCI là sự tốn kém.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo