xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Dịch” ngất không đáng ngại

Anh Thư

Gần đây, hàng loạt nữ sinh bị ngất xỉu sau khi tiêm phòng sởi - rubella khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Thế nhưng, khi được kiểm tra sức khỏe thì không có dấu hiệu gì cho thấy các em này bị biến chứng do vắc-xin và hầu như chỉ có... học sinh nữ mới xỉu.

Việc nữ sinh bất ngờ ngất hàng loạt khiến nhà trường lúng túng từng xảy ra nhiều lần mà chẳng dính dáng gì đến tiêm ngừa. Ví dụ, vụ 60 nữ sinh lớp 8 và 11 của Trường Cấp 2-3 Sơn Thành (tỉnh Phú Yên) ngất xỉu hồi năm 2011, 80 nữ sinh của Trường THPT An Nghĩa (huyện Cần Giờ, TP HCM) năm 2012, 20 nữ sinh ở Trường THPT tư thục Nguyễn Du (tỉnh Nghệ An) năm 2012... Tại nhiều KCX, KCN, thi thoảng các doanh nghiệp cũng phải giải quyết những vụ hàng chục, hàng trăm nữ công nhân trẻ ngất xỉu không rõ nguyên do.

Theo ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TP HCM,  thực ra, những “dịch “ngất trông có vẻ đáng sợ kia lại không đáng ngại lắm. Đa số nữ sinh đã tỉnh lại nhanh chóng và hoàn toàn không gặp trục trặc gì về sức khỏe, cũng không bị hạ đường huyết, tai biến do vắc-xin... như nhiều người lo lắng. Đó thực ra là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn phân ly trong tâm thần (tên cũ là Histeria, dân gian còn gọi là cà hước). Khi đến cơn bệnh, người ta có thể gặp những triệu chứng đa dạng như ngất, co giật, khó thở, kích động, rối loạn vận động, đột ngột bỏ chạy, quên...

Rối loạn phân ly vốn thường gặp nhất ở nữ giới trẻ tuổi, sống trong tập thể, xa nhà, gặp khó khăn trong cuộc sống, có nhiều căng thẳng, lo âu, sức khỏe yếu... Nam giới cũng có thể gặp chứng này nhưng hiếm hơn. Theo các thống kê, tỉ lệ mắc chứng này vào khoảng 0,3%-0,5% dân số.

Trong điều kiện không thuận lợi về tinh thần và thể chất, thường sẽ có một người biểu hiện triệu chứng trước, sau đó tạo ra phản ứng dây chuyền đến những người khác. Ngất ở đây là do sự mất chức năng tâm lý thoáng qua, dù có vẻ mang tính “giả bộ” (người bị rối loạn phân ly thường ngất ở chỗ sạch sẽ, không có chướng ngại vật nguy hiểm...) nhưng “tác giả” của những hành động đó vẫn là não bộ chứ không phải chủ đích của người bệnh, vì vậy không nên nghĩ tiêu cực về họ.

Về các trường hợp ngất hàng loạt trong đợt chích ngừa sởi - rubella gần đây, một trong những nguyên nhân mà các chuyên gia lưu ý chính là việc nhiều phụ huynh vô tình truyền nỗi lo lắng cho con em khi trò chuyện về các vụ tai biến do vắc-xin từng xảy ra. Cảnh báo để trẻ nhận ra các biểu hiện không ổn để thông báo với người lớn là cần thiết nhưng nếu quá mức sẽ gây lo âu, cộng với tâm lý sợ chích ngừa của các em có thể dẫn đến tình trạng ngất.

BS Quang cho rằng để đối phó với tình trạng này, trước hết, phụ huynh nên chuẩn bị cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi chích ngừa, tránh để các em lo lắng quá đáng. Vào các đợt thi cử, tình trạng này cũng có thể xảy ra chứ không riêng gì chích ngừa, nên việc giúp trẻ lên kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng.

“Khi xảy ra hiện tượng ngất dây chuyền, trước hết nên tìm ra em nào là người ngất đầu tiên và nhanh chóng cách ly khỏi đám đông nhằm hạn chế tình trạng ngất lây lan” - BS Quang khuyến cáo.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo