Sức khỏe
06/06/2017 20:23

Đổ bệnh vì… học thi

Áp lực học tập, thi cử là một trong những nguyên nhân khiến số học sinh, sinh viên bị rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng

Cứ vào thời điểm ôn thi nước rút không ít sĩ tử đã phải nhập viện tâm thần vì... nghiện học.

Sĩ tử nhập viện tâm thần

Cách đây ít ngày, bệnh nhân Trương Văn Đ., 15 tuổi ở Bắc Giang, đã được gia đình đưa đến Viện Sức kỏe tâm thần - Bệnh viện (BV) Bạch Mai trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, mất ngủ, chán ăn... Theo gia đình bệnh nhân, trước đó, Đ. có học lực khá tốt, được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi của tỉnh, sống cởi mở với mọi người. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây bỗng dưng em học "không vào", lực học đuối dần... Tâm sự với mẹ, Đ. cho biết em mong muốn thi đỗ vào một trường chuyên ở Hà Nội, tuy nhiên lại sợ mình không đạt kết quả như mong muốn, sợ cuộc sống xa nhà, xa bố mẹ. Nửa muốn, nửa không khiến cậu không thể tập trung mỗi khi ngồi vào bàn học. Cách đây ít ngày, cậu đã được bố mẹ "hộ tống" lên Hà Nội khám bệnh và được chẩn đoán bị rối loạn sức khỏe tâm thần.

Cũng điều trị tại đây là một nam sinh viên 20 tuổi quê Thanh Hóa, đang học ở Hà Nội. Theo bệnh nhân này, về các môn học khác thì cậu rất tự tin nhưng cứ nghĩ đến môn ngoại ngữ cậu lại lo sợ đến mất ăn, mất ngủ. Dù đã cố gắng học thêm, học phụ đạo đủ kiểu nhưng vẫn không đâu ra đâu. Cậu cho biết: "Nếu không qua môn ngoại ngữ thì cánh cửa du học chắc chắn sẽ khép lại". Vì quá lo lắng mà những ngày qua, cậu bị trầm cảm.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, năm nào cũng vậy, cứ vào mùa thi cử, BV lại tiếp nhận một số sĩ tử nhập viện vì rối loạn tâm thần. Do áp lực học tập, lịch học kín mít cộng với sự kỳ vọng của các bậc phụ huynh đã khiến cho nhiều học sinh mắc bệnh. Trong số này, nhiều thanh niên trẻ phải nhập viện do sức ép về tâm lý học tập, thi cử vào các trường mơ ước khiến họ quên mất bản thân mình, lâm vào tình trạng nghiện học đến mức suy kiệt, sự mệt mỏi của não dễ mắc các rối loạn về tâm thần.

Đổ bệnh vì… học thi - Ảnh 1.

Nhiều sĩ tử nhập viện do áp lực học hành thi cử

Bác sĩ Nguyễn Đăng Luyện, Phó trưởng Khoa Khám bệnh tổng hợp BV Tâm thần trung ương 1, cũng xác nhận ngày càng có nhiều thanh thiếu niên bất ổn về tâm lý đến khám tại BV, đặc biệt là vào mùa thi. Các em bị các triệu chứng như đau đầu, buồn chán, mệt mỏi, có em khóc cười bất chợt, ngại tiếp xúc, có em lại làm đau mình... "Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên khá yếu, lại không có các kỹ năng xử lý các mâu thuẫn, nỗi buồn, vì thế dễ bị trầm cảm, nghĩ quẩn vì những lý do bé cỏn con" - bác sĩ Luyện cho biết.

Đừng trấn áp giấc ngủ bằng chất kích thích

Ngoài ra, gần đây, các BV đã tiếp nhận những trường hợp sĩ tử nhập viện do sử dụng thuốc bổ, chống buồn ngủ. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, những bệnh nhân này cho biết muốn cắt được cơn buồn ngủ để ôn luyện tốt, các em đã áp dụng nhiều biện pháp như: uống trà đặc, cà phê, nhai kẹo cao su... nhưng không có tác dụng nên đã dùng thuốc bổ và thuốc chống buồn ngủ để hỗ trợ. Tuy nhiên, sau khi dùng loại thuốc này liên tục trong vài tuần các em cảm thấy bứt rứt trong người, hay cáu gắt, ra mồ hôi nhiều, đau đầu, học không tập trung.

Theo giới chuyên môn, tình trạng phụ huynh cho con dùng các loại thuốc bổ hỗ trợ trí nhớ không có đơn kê của bác sĩ đang diễn ra khá phổ biến. Việc lạm dụng các sản phẩm này gây nhiều tác hại nguy hiểm cho cơ thể, trí não. "Đơn cử như thuốc chống buồn ngủ sẽ kích thích đầu óc tỉnh táo nhưng nếu dùng thuốc kéo dài có thể làm cơ thể suy kiệt và nguy hiểm hơn là gây nghiện. Một số loại thuốc bổ não, nếu sử dụng không đúng cách có thể rơi vào chứng rối loạn tâm thần. Đó là chưa kể việc thiếu ngủ triền miên sẽ khiến cơ thể con người mệt mỏi, các cơ đau nhức, mắt mờ đi, giảm tập trung. Mất ngủ kéo dài sẽ gây rối loạn trí nhớ, có những hành vi bất thường, hoang tưởng, trầm cảm. Rối loạn tâm thần nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng rất khó điều trị, sẽ để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội" - bác sĩ Dũng cảnh báo.

Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc BV Tâm thần trung ương 1, lưu ý cơ thể cần ngủ đủ mới giữ được sức khỏe và trí lực. Nếu thức quá lâu, cơ thể sẽ bị suy nhược, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp sinh học, mất trí và tê liệt cảm giác thèm ngủ, mất tập trung, rối loạn trí nhớ. Việc trấn áp giấc ngủ quá đáng bằng chất kích thích, thuốc gây nghiện đều không có lợi cho sức khỏe tâm thần.

Để tránh rối loạn tâm thần, các sĩ tử cần tạo phương pháp học tập đúng, phải có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi để cân bằng trạng thái tinh thần; tránh căng thẳng kéo dài bằng cách tạo lịch trình khoa học. Ngoài ra, sĩ tử cần ăn uống điều độ, không bỏ quên bữa sáng. Trong đó, tăng cường các loại thực phẩm tốt cho trí nhớ như cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh, trái cây... để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngủ ngắn nhưng phải sâu

Theo các bác sĩ, giấc ngủ đóng vai trò là một chìa khóa trong việc phục hồi trí nhớ trong bộ não. Nếu ngủ không đủ giấc sẽ gây ra những hậu quả khôn lường như thiếu tập trung, giảm trí nhớ… vì vậy, nên ngủ ít nhất 6-7 giờ trong một đêm, nên ngủ 8 giờ/ngày sẽ tốt cho sức khỏe và học tập. Cách tốt nhất trong mùa thi cử là thư giãn trước khi đi ngủ. Trong giấc ngủ, não bộ sẽ làm việc, đưa các dữ liệu mới nạp vào tiềm thức. Một giấc ngủ dài nhưng chập chờn sẽ không làm cho cơ thể khỏe khoắn bằng giấc ngủ ngắn nhưng đủ sâu.

Bài và ảnh: Hải Anh

Viết bình luận

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

Dinh dưỡng – Sức khỏe 19:24

Ngày 18-4, Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Mỹ).

Linh thiêng “Quốc ẩm Việt trà” dâng lên Quốc tổ Vua Hùng

Linh thiêng “Quốc ẩm Việt trà” dâng lên Quốc tổ Vua Hùng

Văn hóa – Giải trí 17:02

Hướng về Lễ giỗ Tổ tại Đền Hùng, Phú Thọ, trên vùng đất Tây Nguyên, cháu, con của các dân tộc anh em, của đồng bào nơi đây thành kính tổ chức Lễ giỗ Tổ tại quần thể di tích Đền Hùng trên núi Phượng Hoàng (thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

POP MART – Đế chế đồ chơi “blind box” nổi tiếng thế giới sắp có mặt tại Ba Na Hills

POP MART – Đế chế đồ chơi “blind box” nổi tiếng thế giới sắp có mặt tại Ba Na Hills

Điểm đến hấp dẫn 18:35

Vào dịp hè 2024, POP MART - một trong những thương hiệu bán đồ chơi “art toy” đình đám nhất thị trường quốc tế hiện nay sẽ chính thức ra mắt tại Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng), với một “flagship store” đậm tính nghệ thuật.

Không phải lúc nào Shark cũng đúng, start-up có thể thành công với con đường riêng

Không phải lúc nào Shark cũng đúng, start-up có thể thành công với con đường riêng

Sản phẩm 18:34

Dù bị chê “sai thị trường, nhầm thời điểm và sản phẩm không dành cho số đông”, sau 5 năm, start-up xe máy điện Dat Bike đang chứng minh điều ngược lại.

Giảm mệt mỏi, phục hồi thể lực, trí lực cùng nước kiện lực

Giảm mệt mỏi, phục hồi thể lực, trí lực cùng nước kiện lực

Sản phẩm 18:34

Dược phẩm Hoa Linh đã nghiên cứu các thảo dược, phối hợp trong một công thức khoa học, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, phát triển thành thức uống - nước kiện lực Hồng Mã - tốt cho sức khỏe.

Xua tan căng thẳng, xử gọn deadline đầu hè với thức uống vạn người mê này

Xua tan căng thẳng, xử gọn deadline đầu hè với thức uống vạn người mê này

Sản phẩm 14:43

Đến hẹn lại lên, vào mỗi dịp đầu hè nhiều người trẻ vừa chạy deadline vừa lên kế hoạch du lịch giải nhiệt cuộc sống. Dù đối mặt với khối lượng công việc tăng lên gấp 2,3 lần so với ngày thường nhưng gen Z vẫn có những cách riêng để xua tan căng thẳng mệt mỏi để xử gọn deadline, cân đẹp stress.

EPS bảo đảm sản xuất cho Nhà máy điện Phú Mỹ 3

EPS bảo đảm sản xuất cho Nhà máy điện Phú Mỹ 3

Sản xuất - Kinh doanh 14:42

EPS đã và đang tập trung mọi nguồn lực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm Nhà máy điện Phú Mỹ 3 vận hành ổn định, tin cậy, sẵn sàng đáp ứng huy động của hệ thống điện quốc gia.