xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải pháp chống thấm hiệu quả

Long Giang

KIẾN THỨC TIÊU DÙNG.- Thị trường vật liệu chống thấm hiện có hàng chục sản phẩm ngoại nhập như: Sika, Index, Radcon 07, Shellkote, Stonhard, Terraco... Sản phẩm chống thấm trong nước có Kova, Intoc, Rồng Đen, Sankote, Fosta, Menkote, Latex, Wapro, Hysuka, chưa kể đến hàng chục thương hiệu sơn nước có sản phẩm sơn chống thấm như: Flintkote Colourlex, Nippon, ICI, Seamaster... Giữa rừng sản phẩm chống thấm như vậy, người tiêu dùng nên chọn lựa như thế nào để có được sản phẩm phù hợp?

Chọn đúng sản phẩm thích hợp

Theo kỹ sư xây dựng Nguyễn Phạm Anh Vũ, Công ty TNHH H-T, có thể tạm chia các sản phẩm chống thấm bán trên thị trường hiện nay thành 3 dạng là sản phẩm chống thấm bề mặt, dạng trộn vào bê tông hoặc vữa và dạng thẩm thấu. Các dạng trên lại được chia thành 2 nhóm gồm: sản phẩm chống thấm có gốc hữu cơ và vô cơ.

Chất chống thấm hữu cơ giống như lớp áo phủ lên bề mặt, sau một thời gian sử dụng do thời tiết nắng, mưa sẽ làm cho lớp áo này dễ bị biến chất, lão hóa, giòn dẫn đến hư hỏng. Vì vậy, theo định kỳ phải xử lý lại nhiều lần. Loại này chỉ bền vững khi chất chống thấm nằm sâu trong các mao quản của cấu trúc xây dựng. Các hãng sản xuất thường có sản phẩm riêng ứng dụng cho từng hạng mục, không thể sử dụng lẫn lộn. Cho nên khi chọn mua cần phải nói rõ mục đích sử dụng. Sau khi thi công cần có thêm lớp phủ bên ngoài. Ưu điểm của loại sản phẩm này là rẻ tiền, dễ thi công. Hiệu quả kháng nước cao, nếu kết hợp với lớp lưới thủy tinh sẽ chống được hiện tượng rạn nứt khá hiệu quả.

Các chất chống thấm gốc vô cơ có khả năng thẩm thấu vào bên trong vật liệu bị thấm. Chẳng hạn, Radcon 7 khi sử dụng chỉ cần tưới trực tiếp vào bề mặt cần chống thấm, dung dịch này sẽ ngấm sâu vào các mao mạch rỗng bên trong kết cấu làm bít các khe hở. Tuy nhiên, giá bán khá cao, từ 20 - 30 USD/lít. Sản phẩm trong nước sản xuất như Intoc, Fosta là dạng chống thấm tinh thể lỏng bằng men sinh hóa có khả năng tự ngấm vào kết cấu vữa, bê tông, gạch mà không cần đục đẽo. Giá bán từ 20.000 - 30.000 đồng/lít phủ được 4 - 5 m2. Phụ gia chống thấm Hysuca thuộc dạng hợp chất vô cơ cũng vậy, khi pha vào xi măng, chất portland sẽ làm xi măng giãn nở có khả năng chống thẩm thấu nước... Nhược điểm cũng tương tự như phụ gia trộn trong bê tông là phụ thuộc vào chất liệu bê tông tốt hay xấu. Nếu bê tông, tường bị bể nứt thì khả năng chống thấm bằng vật liệu này ít có tác dụng.

3 công đoạn chính

Ông Đỗ Thành Tích, Giám đốc Công ty Chống thấm Intoc, cho biết cho dù chống thấm bằng sản phẩm nào đi nữa cũng phải tuân thủ đúng quy trình, đúng kỹ thuật của nhà sản xuất. Phải thực hiện 3 công đoạn chính là tìm đúng nguyên nhân gây thấm, sử dụng các loại sản phẩm chống thấm thích hợp cho từng dạng (thấm do nứt, thấm do thẩm thấu; công trình là nhà đang xây dựng hay nhà cũ...) và thi công đúng phương pháp.

Khi sử dụng phụ gia chống thấm trộn vào vữa hoặc bê tông phải bảo đảm tỉ lệ thích hợp mới đạt hiệu quả cao. Phải có máy trộn chuyên dùng để trộn thật đều bê tông, vữa và phụ gia chống thấm.

Một số giải pháp chống thấm cụ thể

Theo giới chuyên môn trong ngành xây dựng, với mái nhà đúc bằng, nếu bị thấm có thể đổ thêm một lớp vữa dày có trộn phụ gia chống thấm tráng lên mái bằng với độ nghiêng tối thiểu 2% để nước thoát nhanh. Sau đó đổ thêm một lớp chống thấm lên trên và lát thêm lớp gạch xuôi để chống nhiệt.

Trường hợp thấm do phần tiếp giáp tường hai nhà sát vách nhau bị nứt, hở có thể đổ bê tông có trộn chất chống thấm chụp lên đường rãnh giữa hai vách tường. Hoặc đục tường phía vách cao để “đâm” tôn làm mái che phủ kín khe hở. Trường hợp vách riêng biệt có thể tô lại phần bị nứt. Trước và sau khi tô cần phủ thêm lớp chống thấm, kế đến có thể quét vôi hoặc sơn nước chống thấm trang trí bên ngoài. Nếu là tường cũ bị thấm cần đục bỏ lớp vữa thấm rồi mới tiến hành chống thấm.

Nếu chân tường bị thấm ngược (thấm lan dần lên cao) nên tìm nguyên nhân gây thấm, đục bỏ phần tường bị thấm, nơi xuất phát thấm, xử lý trát lại bằng vữa mới có trộn chất chống thấm.

Nhà vệ sinh bị thấm cần xử lý tương tự như chống thấm mái bằng. Ngoài ra còn phải xử lý thêm phần vách chung quanh, tạo độ dốc thoát nước thích hợp. Sàn bê tông nên phủ lớp chống thấm thật kỹ. Vữa lót gạch cũng phải trộn chất chống thấm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo