xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quốc tế hóa điều dưỡng

Nguyễn Thạnh

Điều dưỡng là nghề rất quan trọng và cũng lắm chuyện buồn vui vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Xu hướng y tế các nước đang rất cần nguồn nhân lực điều dưỡng, riêng khả năng nước ta chưa thể đáp ứng.

Nỗi băn khoăn trên đã được nêu ra và trao đổi bên lề hội nghị khoa học quốc tế về điều dưỡng vừa được Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) lần đầu tiên tổ chức, thu hút 400 đại biểu, trong đó có các chuyên gia đến từ Mỹ, Úc, Thụy Điển, Bỉ, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia.

Theo PGS-TS-BS Cao Văn Thịnh, Trưởng Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, với thông điệp muốn đổi mới “căn bản và toàn diện” trong đào tạo, nghiên cứu và thực hành điều dưỡng trong giai đoạn mới, hội nghị tập trung bàn luận về đổi mới ngành điều dưỡng, nâng cao sức khỏe con người trong giai đoạn hội nhập.

Cụ thể, từ năm 2015, theo xu hướng hội nhập và hợp tác, các nước trong khu vực ASEAN có thể sử dụng điều dưỡng của nhau và những bệnh viện quốc tế ở Việt Nam sẽ sử dụng điều dưỡng của các nước ASEAN. Riêng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 1 trong 4 cơ sở đào tạo tại Việt Nam được Bộ Y tế chọn tham gia dự án đào tạo điều dưỡng theo chuẩn năng lực của quốc tế. Sau khi được đào tạo, thực hành theo chuẩn năng lực của quốc tế, các điều dưỡng Việt Nam sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế và có thể hành nghề ở các nước trong khu vực ASEAN.

Cơ hội là thế nhưng bức tranh tổng thể ngành điều dưỡng nước nhà còn nhiều vấn đề cần luận bàn. Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, cả nước hiện có 120.000 điều dưỡng làm việc tại các cơ sở y tế và mỗi năm, các cơ sở đào tạo khoảng 40.000 điều dưỡng. TS Trần Quang Huy, Phó Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, cho biết các nước trong khu vực có 40-60 điều dưỡng/10.000 dân (đặc biệt Nhật Bản có 90 điều dưỡng/10.0000 dân), trong khi nước ta hiện chỉ có 15 điều dưỡng/10.000 dân và đang phấn đấu nâng tỉ lệ này lên 20/10.000. Với mục tiêu này, cả nước đang cần 80.000 điều dưỡng. “Thế nhưng thực tế, nguồn nhân lực điều dưỡng nước ta đang trong tình trạng tréo ngoe, không ít người ra trường nhưng không làm đúng nghề vì tìm không được việc làm” - ông Huy băn khoăn.

Tại sao có thực trạng trên? Theo các chuyên gia, chất lượng đào tạo điều dưỡng trong nước hiện không đồng đều, việc mở trường đào tạo vô tội vạ, trình độ điều dưỡng cao thấp khác nhau... nhưng chưa có một phương pháp hay chuẩn năng lực nào để đánh giá. TS Trần Quang Huy cho rằng muốn hội nhập thì chương trình đào tạo phải chuẩn hóa, bảo đảm chất lượng đào tạo bởi điểm yếu chung của điều dưỡng Việt Nam hiện nay là trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm...

Hội nhập đem lại cả cơ hội và thách thức. Thách thức trước hết đặt ra cho các cơ quan đào tạo là có trách nhiệm quốc tế hóa nguồn nhân lực điều dưỡng của Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo