xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực phẩm “bẩn” gây ngộ độc

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Ngộ độc thực phẩm do hóa chất đang báo động nhưng năng lực kiểm soát của các địa phương còn hạn chế

Trong 10 ngày cuối cùng của năm 2010, các vụ ngộ độc thực phẩm lớn liên tục xảy ra.

 
Liên tiếp ngộ độc
 
Tại TPHCM, sau  bữa cơm trưa và bữa ăn tăng cường cùng ngày 25-12-2010, các công nhân Công ty Pungkook Sài Gòn (KCX Tân Thuận, quận 7) ra về bình thường nhưng  đến nửa đêm, gần 200 người phải nhập viện do bị đau bụng, tiêu chảy, nôn ói liên tục... Cung cấp suất ăn cho doanh nghiệp này là một đơn vị có đầy đủ giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
 
Tiếp đó, vào ngày 27-12, hơn 140 học sinh cùng bảo mẫu của Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (quận 12) sau khi ăn bữa trưa với thực đơn gồm thịt heo kho, chả cá, canh cải nấu thịt heo cũng phải cấp cứu do thức ăn bị nhiễm khuẩn.
 
 
img
Một vụ cấp cứu ngộ độc thực phẩm. Ảnh chụp tại Bệnh viện quận 7 – TPHCM


Mới đây nhất là ngày 30-12, có 324 công nhân của 3 doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường Tân Thới Nhất, quận 12 (gồm Công ty TNHH Smart Elegant, Công ty TNHH Jadeluck, Công ty TNHH Trường Vinh) đã bị ngộ độc thực phẩm và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện quận 12, Bệnh viện Hóc Môn, Phòng khám Cộng Hòa... sau khi dùng cơm với thực đơn gồm su xào, canh bầu, cá điêu hồng và thịt kho trứng vịt (do đơn vị chuyên về suất ăn công nghiệp là Công ty TNHH Toàn Cầu ở huyện Bình Chánh cung cấp).
 
Tại khu vực ĐBSCL, tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng dồn dập. Tại TP Cần Thơ ngày 23-12, sau bữa ăn trưa với thực đơn gồm thịt chiên, thịt kho, chả cá và canh mướp,  khoảng 100 công nhân may của Công ty TNHH Phong Đạt (phường Ba Láng, quận Cái Răng)  đã ngộ độc.
 
Tình trạng này cũng xảy ra vào ngày 26-12 với 38 người ở xóm Pô Ta Pin, ấp Đại Nghĩa Thắng, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng với 200 công nhân may của Công ty TNHH Sametex International (phường 6, TP Tân An- Long An) sau khi ăn bánh mì do một cơ sở tư nhân cung cấp...
 
Lo ngại thực phẩm dịp Tết
 

40 người chết do ngộ độc thực phẩm

Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong năm 2010, cả nước đã xảy ra hơn 128 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 4.700 người mắc, trong đó 40 người tử vong. Đáng lo ngại là số vụ ngộ độc và số người mắc, tử vong do ngộ độc thực phẩm không giảm so với năm 2009.

Nguyên nhân chính là do vi sinh (gồm 4 nhóm vi khuẩn chính là Salmonella, Streptoccocus, E.Coli và Staphylococcus), độc tố tự nhiên và hóa chất. Ngoài ra, có 80% số chén, đũa, muỗng tại các cửa hàng thực phẩm, nhà hàng bị bẩn và trên 85% số mẫu tay người bán hàng thực phẩm bị nhiễm E.Coli.

Bên cạnh ngộ độc thực phẩm, tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm chưa bảo đảm cũng đang khiến cơ quan chức năng lo ngại, nhất là khi dịp Tết đến gần. Theo Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, kết quả khảo sát về an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại TPHCM cho thấy có 87,5%-100% mẫu mì sợi và chả lụa có sử dụng hàn the; 32% mẫu thịt gà, bò, heo không đạt 4 chỉ tiêu vi sinh; 76,4% mẫu thực phẩm nguồn gốc thực vật có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sở Y tế TPHCM cũng cho biết 80% nông sản tại TP được nhập về từ các địa phương khác nên việc kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu rất khó.
 
Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm  (Bộ Y tế), hiện ngộ độc thực phẩm do hóa chất đang báo động nhưng năng lực kiểm soát của các địa phương rất hạn chế. Điều đáng lo ngại là nhiều loại thực phẩm phổ biến hằng ngày song mức độ nhiễm hóa  chất và vi khuẩn rất lớn.
 
Cụ thể, 67% thịt quay có phẩm màu độc hại và ô nhiễm vi sinh vật; 36% xúc xích, lạp xưởng, jambon bị nhiễm vi khuẩn; 88% nem chạo, nem chua, giò chả có vi khuẩn coliform gây tiêu chảy; 59% các loại ô mai có phẩm màu độc hại và đường hóa học ngoài danh mục cho phép.
 
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, cho biết ban chỉ đạo liên ngành và các quận huyện của TP đã thanh tra, kiểm tra các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết, đặc biệt tập trung truy lùng gia vị độc hại.
 
Từ ngày 11-10 đến 24-12-2010, các đoàn thanh tra của TP đã kiểm tra 52 cơ sở chế biến, kinh doanh gia vị, phát hiện 12 cơ sở vi phạm, phạt hơn 132 triệu đồng, buộc 8 cơ sở ngưng hoạt động. Phần lớn các cơ sở sai phạm do  không công bố tiêu chuẩn, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; sai phạm ghi nhãn hàng hóa. Cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 9.000 kg tương các loại; giám sát tái chế hơn 32.500 kg tương ớt...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo