xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tưởng suyễn mà không phải

Bài và ảnh: Nhất Phương

Ngoài thư giãn, người bệnh cần phải luyện tập để có thể kiểm soát dây thanh

Tại Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM, nhiều bệnh nhân đến khám vì lý do khó thở, khò khè nhưng bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân.


Rối loạn chức năng dây thanh


Một bệnh nhân nữ bị chẩn đoán mắc bệnh suyễn và được điều trị như bệnh suyễn bằng thuốc corticoid dạng hít suốt 15 năm nhưng bệnh không hết và được xếp vào dạng khó điều trị.

Có lần, bệnh nhân lên cơn kịch phát phải thở máy, đặt nội khí quản và mở khí quản để giúp thở. Vừa qua, tại BV Đại học Y Dược, sau khi thăm dò chức năng hô hấp, các bác sĩ phát hiện chị không mắc bệnh suyễn mà bị rối loạn chức năng dây thanh.


PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, BV Đại học Y Dược, cho biết hiện nay nhiều người chỉ quan tâm đến suyễn mà bỏ qua tình trạng rối loạn chức năng dây thanh nên không chẩn đoán đúng, dẫn tới việc điều trị sai lầm và bệnh nhân bị chẩn đoán suyễn phải sử dụng thuốc corticoid suốt đời.

Do việc đóng mở dây thanh bị rối loạn nên có lúc dây thanh đột nhiên bị đóng lại làm bệnh nhân khó thở từng đợt, có khi nghe thấy tiếng rít và khò khè như bệnh suyễn.

Những biểu hiện thông thường của rối loạn chức năng dây thanh là bệnh nhân cảm thấy khó thở hoặc khó lấy không khí vào trong phổi, khó hít vào hoặc thở ra, thấy nghẹn ngay cổ, thường xuyên ho hoặc đằng hắng, ngộp thở, có khi nghẹn ở ngực.

Đôi khi, bệnh nhân thở nghe tiếng rất ồn hoặc khàn tiếng. Đợt rối loạn dây thanh có thể diễn ra đột ngột, đôi khi phải cấp cứu.


Rối loạn chức năng dây thanh xảy ra ở nữ nhiều hơn, nặng nhất là gây co thắt thanh quản, đóng đường thở. Thường bệnh nhân đến gặp bác sĩ khi đã qua cơn khó thở nên đo hô hấp ký chỉ giúp chẩn đoán khoảng 25% trường hợp.

Nội soi thanh quản trong cơn khó thở sẽ thấy hai dây thanh bệnh nhân không mở lớn ra được. Đây được xem là "chẩn đoán vàng" đối với rối loạn chức năng dây thanh.

Nội soi ngoài cơn khó thở thì thấy thanh quản bình thường. Tuy nhiên, việc nội soi có thể lại là nguyên nhân gây khởi phát một đợt rối loạn chức năng dây thanh. Qua chẩn đoán, bác sĩ thường không thấy tổn thương gì ở dây thanh.


Do sang chấn tâm lý


Theo PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, nguyên nhân gây nên rối loạn chức năng dây thanh vẫn chưa được xác định rõ ràng, có thể khởi phát do tự nhiên, do vận động, xúc động hoặc do bệnh nhân hít phải hóa chất, mùi nồng gắt.

Ngoài ra, còn có thể do bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp trên, cảm cúm, do khói thuốc lá, dịch mũi chảy vào thành họng sau, do stress hay do trào ngược dạ dày thực quản...

Tuy nhiên, hầu hết nguyên nhân thường do các sang chấn về tâm lý có liên quan đến tình trạng hô hấp (như sau đặt nội khí quản), bệnh nhân luôn trong tình trạng hoảng hốt, cơn khó thở thường tự khỏi khi bệnh nhân được trấn an.

Rối loạn chức năng dây thanh không phải là bệnh suyễn nhưng có khoảng 30% bệnh nhân suyễn mắc kèm theo bệnh này.

img
Kết quả đo hô hấp ký cũng giúp chỉ ra bệnh nhân bị rối loạn chức năng dây thanh


Như trường hợp một bệnh nhân nữ 48 tuổi, hen phế quản từ nhỏ, có một lần nhập viện vì cơn hen ác tính phải đặt nội khí quản cấp cứu.

Sau lần đó, bệnh nhân hay bị các cơn khó thở có tiếng rít thanh quản mỗi khi giật mình hay hoảng hốt, không đáp ứng với thuốc dãn phế quản. Nội soi trong cơn khó thở thấy hai dây thanh luôn ở tư thế khép, càng cố hít vào dây thanh càng khép chặt nên tạo ra tiếng rít càng lớn. Khi bệnh nhân được an ủi, giải thích, cơn khó thở tự mất.


Một bệnh nhân nữ khác, 45 tuổi, 3 năm trước có một lần bị sặc dị vật, sau đó hay bị các cơn khó thở có tiếng rít thanh quản mỗi khi lo lắng, giật mình. Nội soi trong cơn khó thở nhìn thấy hai dây thanh luôn ở tư thế khép, bệnh nhân được giải thích và động viên thì vượt qua được cơn khó thở, hai dây thanh hoạt động bình thường.


Thuốc suyễn không có tác dụng đối với bệnh nhân bị rối loạn chức năng dây thanh nên việc điều trị chủ yếu là liệu pháp tâm lý và thuốc an thần. Do bệnh dễ bị ảnh hưởng bởi những cơ xúc động hay stress nên bệnh nhân cần phải biết thư giãn.

Ngoài ra, bệnh nhân cần phải luyện thanh để có thể kiểm soát dây thanh của mình. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải kiểm soát được những cơn trào ngược hoặc chảy mũi sau để không gây ảnh hưởng đến chức năng đóng mở của dây thanh.

Phân biệt với bệnh suyễn

Mặc dù rối loạn chức năng dây thanh có triệu chứng giống như suyễn nhưng hai bệnh này vẫn có điểm khác nhau là bệnh suyễn hay lên cơn trong lúc ngủ, còn rối loạn chức năng dây thanh không xảy ra trong lúc ngủ.

Bệnh nhân suyễn luôn thấy khó thở khi thở ra, còn rối loạn chức năng dây thanh sẽ thấy khó thở khi hít vào. Bệnh nhân suyễn thường có tiếng rít ở ngực, còn rối loạn chức năng dây thanh gây ra tiếng rít ở vùng cổ.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh suyễn dùng thuốc dãn phế quản sẽ có tác dụng nhưng đối với trường hợp bị rối loạn chức năng dây thanh thì thuốc dãn phế quản không giúp cải thiện được tình trạng khó thở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo