Doanh nghiệp
11/04/2017 19:35

Nâng chất sản phẩm dệt may, da giày

Để nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may, da giày, Việt Nam cần phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các thương hiệu lớn

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan với kim ngạch lần lượt là 5,6 tỉ USD và 3,1 tỉ USD. Đây là 2 trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng tỉ lệ nội địa hóa vẫn ở mức thấp và nguồn cung nguyên phụ liệu chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu.

Vẫn lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

Năm 2016, ngành dệt may xuất khẩu đạt 28,1 tỉ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước và xếp thứ 2 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau điện thoại các loại và linh kiện. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam còn tồn tại một số bất cập như sự yếu kém trong khâu sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào… đã ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành. Dù ngành dệt may có lợi thế rất lớn khi Việt Nam tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) với thuế suất sẽ giảm dần về 0% nhưng điều kiện để doanh nghiệp (DN) hưởng lợi là phải đáp ứng về quy tắc xuất xứ.

Đến nay, Việt Nam mới chỉ cung cấp được 0,3% nhu cầu về bông, 40% nhu cầu xơ, còn lại phải nhập khẩu từ các thị trường như Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan… Sản lượng sợi đạt 1,4 triệu tấn/năm nhưng hơn 70% trong đó dùng để xuất khẩu, mặt khác lại phải nhập gần 0,1 triệu tấn sợi từ các nước. Hay khâu dệt vải tạo ra khoảng 2,8 tỉ mét vải/năm nhưng cũng mới chiếm 30% nhu cầu, còn lại DN trong nước phải nhập 6,1 tỉ mét vải từ các thị trường khác, nhất là các thị trường không tham gia các FTA lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngay phụ liệu may, trong nước hiện đã có các cơ sở sản xuất một số chủng loại như chỉ may, bông tấm, cúc nhựa, khóa kéo, nhãn mác… song chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường trong nước...

Ngành da giày cần nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu Ảnh: Vĩnh Tùng
Ngành da giày cần nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu Ảnh: Vĩnh Tùng

Với ngành da giày, kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước năm 2016 đạt 13 tỉ USD, tăng 8,3% so với năm trước. Nhưng tỉ lệ nội địa hóa vẫn ở mức khiêm tốn. Trong báo cáo tóm tắt đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp da giày Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 của Viện Nghiên cứu da giày và Bộ Công Thương nêu rõ mục tiêu tỉ lệ nội địa nguyên vật liệu ngành da giày đến năm 2015 lẽ ra phải ở mức 60%-65% nhưng thực tế con số này mới đạt 35%-40%.

Nguyên liệu quan trọng nhất trong sản xuất giày dép là da thuộc và da nhân tạo vẫn đang phải nhập khẩu tới 60%-70%. Nguyên nhân một phần do các ngành chế tạo máy, cơ khí chính xác tại Việt Nam chưa có khả năng sản xuất máy móc, thiết bị, khuôn mẫu cho sản xuất da giày nên DN phải tốn chi phí lớn để nhập khẩu máy móc, phụ tùng từ nước ngoài. Trong khi đó nguyên phụ liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, kể cả về chất lượng cũng như số lượng, nhất là nguyên phụ liệu để làm hàng xuất khẩu.

Phải tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Hiện tại, phần giá trị mà ngành da giày Việt Nam có được mới chỉ chiếm 25%-30% chuỗi giá trị, chủ yếu là chi phí sản xuất gia công. Giá trị gia tăng từ tỉ lệ nội địa hóa trên sản phẩm giày dép, túi xách vẫn còn thấp (khoảng 35%-40%), trong đó chủ yếu gồm các phụ liệu thứ yếu là đế giày, chỉ khâu, keo, phom...

Với ngành dệt may, việc không chủ động được nguyên phụ liệu trong nước mà phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài cũng làm hạn chế khả năng cạnh tranh của DN và sản phẩm. Gần đây, có xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào lĩnh vực xơ sợi, dệt vải nhằm triển khai tận dụng cơ hội đón đầu từ các FTA được kỳ vọng sẽ góp phần giảm bớt áp lực nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Các chuyên gia cho rằng cơ hội từ các FTA rất lớn đối với xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam trong thời gian tới nhưng không hiển nhiên DN được hưởng lợi mà phải đáp ứng tiêu chuẩn về lao động, xuất xứ và môi trường, nhất là khi EU và các thị trường khác đang nâng cấp tiêu chuẩn môi trường. Lúc này, một vấn đề quan trọng là phải phát triển được ngành công nghiệp hỗ trợ để DN tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các thương hiệu lớn thế giới, nâng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.

SONG HÀ

Viết bình luận

VietCredit đồng hành trong họp báo ra mắt phim “B4S – Trước giờ yêu”

VietCredit đồng hành trong họp báo ra mắt phim “B4S – Trước giờ yêu”

Nhịp sống 10:00

“B4S - Trước giờ yêu", bộ phim mới nhất từ nhà sản xuất "Tiệc trăng máu", đã có buổi ra mắt vào tối ngày 16/04 tại rạp CGV Vivo City. Phim điện ảnh này đánh dấu sự tài trợ của Công ty tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit), mở ra hướng hợp tác mới giữa lĩnh vực tài chính và điện ảnh.

Cận cảnh công trường thi công dự án Charm Diamond

Cận cảnh công trường thi công dự án Charm Diamond

Thị trường 09:00

Ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết, chủ đầu tư dự án Charm Diamond đã nhanh chóng tiến hành thi công phần hầm móng với nhịp độ 3 ca liên tục/ngày, không nghỉ cuối tuần và ngày lễ nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Vào cổng tự do, tận hưởng trọn vẹn siêu lễ hội biển tại Charm Fantasea

Vào cổng tự do, tận hưởng trọn vẹn siêu lễ hội biển tại Charm Fantasea

Thị trường 08:00

Diễn ra trong 5 ngày, từ 27-4 đến 1-5-2024, siêu lễ hội Charm Fantasea tại Charm Resort Hồ Tràm là một trong những sự kiện lớn được đông đảo du khách mong chờ trong dịp lễ 30-4 tới. Điểm nhấn của chương trình là đêm đại nhạc hội Fantasea Show vào tối 30/4 với dàn line up đỉnh cao.

Bizen phát động chiến dịch “Lao động - Đẹp trong từng khoảnh khắc”

Bizen phát động chiến dịch “Lao động - Đẹp trong từng khoảnh khắc”

Doanh nghiệp 07:30

Bizen vừa phát động chiến dịch “Lao động - Đẹp trong từng khoảnh khắc” cho cá nhân, tập thể công nhân viên trong các khu công nghiệp. Chiến dịch diễn ra từ ngày 8-4-2024 đến hết 10-5-2024, tại các khu vực mà Bizen phục vụ suất ăn công nghiệp.

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

Ngân hàng 19:34

Sáng 23-4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác đã được thông qua với tỉ lệ tán thành cao

Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup quay trở lại với tổng giải thưởng 600 triệu

Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup quay trở lại với tổng giải thưởng 600 triệu

Nhịp sống 19:28

Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính thức quay trở lại với 2 bảng thi Phong trào mở rộng và Quốc tế đầy sôi động vào dịp lễ 30/4 tại Đà Lạt.

Chứng chỉ quỹ ETF KIM Growth VN Diamond chính thức niêm yết sàn HOSE

Chứng chỉ quỹ ETF KIM Growth VN Diamond chính thức niêm yết sàn HOSE

Chứng khoán 18:40

(NLĐO) - Ngày 24-4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) chính thức đưa 5.100.000 chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF KIM Growth VN Diamond (mã chứng khoán: FUEKIVND) lên giao dịch với tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 51.000.000.000 đồng (tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).