Doanh nghiệp
16/06/2017 05:27

“Tiền tươi” kém thế

Tiền mặt vẫn đang là "vua" ở Đông Nam Á nhưng nhiều khả năng sẽ sớm bị hạ bệ khi khu vực này ngày càng gắn bó với các hệ thống thanh toán di động

Ngôi sao đang lên trong thị trường phi tiền mặt ở Thái Lan là thẻ đi lại Rabbit, với 7 triệu người dùng trong nước. Hệ thống Giao thông công cộng Bangkok (BTS), đơn vị điều hành đường sắt thủ đô Thái Lan, sẽ bắt đầu chấp nhận phiên bản trên điện thoại thông minh của Rabbit tại các cửa soát vé ngay trong năm nay.

Người dùng tăng mạnh

Theo tạp chí Nikkei (Nhật Bản), BTS bắt tay với chi nhánh tại Thái Lan của Line, một chương trình nhắn tin đến từ Nhật Bản, để phát triển ứng dụng nói trên - mang tên Rabbit Line Pay. Một số nhà hàng cũng chấp nhận thanh toán bằng Rabbit Line Pay trong khi các nhà phát triển hy vọng sớm với tới các nhà bán lẻ khác.

Cũng tại Thái Lan, một ngân hàng lớn là Kasikornbank đã trình làng hệ thống mang tên K-Pay, hiện được thử nghiệm tại hàng chục nhà hàng và quán ăn. Còn ở Singapore, Ngân hàng Oversea-Chinese vừa ra mắt một ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động có thể sử dụng tại hơn 1.000 cửa hàng, bao gồm chuỗi trung tâm mua sắm Robinson và các cửa hàng của thương hiệu thời trang Zara. Một doanh nghiệp khởi nghiệp của Singapore là Liquid Pay cũng có ứng dụng được chấp nhận thanh toán ở hơn 100 quán ăn và đang ôm tham vọng nâng con số này lên 25.000 điểm bán lẻ vào cuối năm nay.

Thanh toán qua điện thoại thông minh còn nảy nở ở Indonesia trong nhóm khách hàng sử dụng ứng dụng gọi xe Go-Jek. Năm ngoái, Go-Jek khởi động Go-Pay và nhờ ví ảo này mà các thanh toán bằng tiền mặt khi gọi xe Go-Jek đã giảm tới 50%. Grab, công ty Singapore hoạt động cùng lĩnh vực với Go-Jek, cũng chen chân vào thị trường thanh toán di động tại Indonesia. Tháng 4 vừa qua, Grab công bố kế hoạch thu mua Kudo - công ty điều hành mạng lưới thanh toán trực tuyến lẫn ngoại tuyến với hơn 400.000 đại lý ở 500 thành phố và thị trấn ở Indonesia. Lâu dài hơn, Grab muốn tích hợp nền tảng của Kudo vào GrabPay, hệ thống thanh toán di động của riêng họ.

“Tiền tươi” kém thế - Ảnh 1.

Một quán ăn ở Singapore chấp nhận thanh toán qua điện thoại thông minh Ảnh: NIKKEI

Tiềm năng còn nhiều

Công ty Nghiên cứu Euromonitor (Anh) chỉ ra Đông Nam Á sẽ bùng nổ các hệ thống thanh toán di động bởi có khoảng 50% dân số ở 6 nước lớn tại khu vực này sở hữu điện thoại thông minh. Tỉ lệ trên được dự báo đạt mốc 70% vào năm 2021, bám sát Nhật Bản và Mỹ (80%).

Ở các vùng nông thôn không có ngân hàng, người dùng vẫn có thể nạp tiền cho ví điện tử tại một cửa hàng nằm trong mạng lưới thanh toán di động. Đây là một lợi thế lớn bởi chỉ khoảng 30% người dân Indonesia và Philippines có tài khoản ngân hàng, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới vào năm 2014. Tỉ lệ người dân có thẻ tín dụng ở Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore và Malaysia, cũng không nhiều nhặn gì. Các ứng dụng Momo của Việt Nam và OK Dollar của Myanmar cũng ra đời với chung mục đích tiếp cận người dân ở vùng nông thôn bên cạnh việc thanh toán ở các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quầy vé máy bay...

Với tổng dân số xấp xỉ 600 triệu người, tiêu dùng cá nhân ở Đông Nam Á nhiều khả năng tăng gấp đôi lên 2.300 tỉ USD vào năm 2020, theo Công ty Nghiên cứu thị trường Accenture (Ireland). Còn Công ty Euromonitor dự báo vào năm 2021, tổng giá trị thanh toán di động của khu vực này có thể đạt mức 32 tỉ USD, tức tăng 10 lần so với năm 2013. Miếng bánh lớn nên nhiều nhà đầu tư bên ngoài cũng để ý. Cuối tháng 5 vừa qua, doanh nghiệp fintech (công nghệ tài chính) Soft Space của Malaysia thu hút được 5 triệu USD từ một số công ty thương mại điện tử Nhật Bản. Hiện hệ thống của Soft Space được sử dụng trong hoạt động bán hàng miễn thuế trên chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ AirAsia, đồng thời sắp triển khai cho chi nhánh tại Malaysia của công ty chuyên về logistics Yamato Holdings (Nhật Bản).

Không thể không nhắc đến Trung Quốc, nước tiên phong trong lĩnh vực thanh toán di động ở châu Á với khoảng 340 tỉ USD được giao dịch qua điện thoại hồi năm ngoái, vượt xa con số 53 tỉ USD của Nhật. Hai "đại gia" thống trị thị trường đại lục - Tập đoàn Alibaba (với ứng dụng Alipay) và Tencent Holdings (với WeChat Pay) - đều đang nhắm tới Đông Nam Á, cùng thông qua phương thức liên kết với các doanh nghiệp địa phương. Tại Singapore và Thái Lan, các ứng dụng thanh toán của 2 tập đoàn Trung Quốc có thể sử dụng ở nhiều khách sạn cũng như cửa hàng tiện lợi và trung tâm mua sắm.

VIỄN DƯƠNG

Viết bình luận

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Nhịp sống 08:00

Hồ Tràm một trong những điểm đến hấp dẫn nhất dịp lễ 30/4 sắp tới với những bãi biển tuyệt đẹp cùng nhiều trải nghiệm đặc sắc. Đặc biệt, sự kiện Charm Fantasea 2024 với hàng loạt hoạt động vui chơi, giải trí đa dạng càng khiến đây trở thành tọa độ được săn đón hơn bao giờ hết.

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

Thị trường 08:00

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024 kéo dài 5 ngày liên tục (từ ngày 27/4 - 1/5), Hồ Tràm - “thủ phủ du lịch” mới khu vực phía Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với hàng loạt sự kiện giải trí được tổ chức, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.