xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá tăng, người nghèo thêm khó

Vân Nguyễn

Chỉ số giá tiêu dùng cùng một loạt mặt hàng thiết yếu tăng giá vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 đang gây khó khăn cho đời sống người lao động

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 7,29% so với tháng 7-2012 và tăng 2,68% so với tháng 12-2012. Có 10/11 nhóm hàng tăng giá, chỉ nhóm bưu chính viễn thông giữ nguyên.

Nặng thêm chi tiêu

Chỉ số giá tăng mạnh nhất là nhóm giao thông (+1,34%) do ảnh hưởng giá xăng dầu được điều chỉnh 2 đợt (vào ngày 14 và 28-6). Tăng cao thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,43%). Nhóm này bao gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng. Vì vậy, dù giá các loại sắt, thép, xi măng giảm nhẹ do lượng tồn kho nhiều và nhu cầu xây dựng chưa tăng nhưng do hàng loạt mặt hàng thiết yếu kể trên đều tăng nên khó kìm giữ CPI.
 
img
Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng mạnh đang gây áp lực khó khăn lên đời sống người nghèo.
 
Anh Trần Ngọc Thanh - quê ở Bình Phước, làm việc tại TP HCM - cho biết lúc mới tốt nghiệp đại học, anh chỉ tìm được công việc với tiền lương 3,5 triệu đồng/tháng. Cách đây 3 tháng, anh xin việc khác được mức lương 4,5 triệu đồng, chưa kịp mừng thì bao thứ phải chi tiêu thêm do tiền điện, nước, hàng hóa tiêu dùng tăng nên xem như muối bỏ bể.

Một số doanh nghiệp cho biết muốn thu nhập tốt cho người lao động nhưng khi tăng thêm 500.000 đồng/tháng cho công nhân, doanh nghiệp đã phải cố gắng chạy đơn hàng hụt hơi. Chưa kể, hai vợ chồng công nhân nếu thu nhập chỉ tăng thêm 1 triệu đồng/tháng thì vẫn không đủ để chi thêm khoản tăng giá của gas, điện, nước, sữa... Rốt cuộc, gánh nặng cuộc sống của công nhân trở thành áp lực cho doanh nghiệp.

Lo nhất chi phí y tế và giáo dục

Tại hội thảo “Diễn biến giá cả thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2013” do Học viện Tài chính, Bộ Tài chính tổ chức ngày 11-7, nhiều ý kiến chưa yên tâm về CPI cả năm. Đặc biệt, giá nông sản của nông dân bán ra không tăng nhưng tới tay người tiêu dùng vẫn đội lên nhiều. Điều này thể hiện qua chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn tăng, mức tăng ở thành thị (2,4%) cao hơn nông thôn (1,51%). Các chuyên gia cảnh báo những yếu tố khiến CPI những tháng sắp tới có thể tiếp tục tăng là: giá dịch vụ y tế ở Hà Nội có thể tăng; giá điện, giá xăng dầu chưa chắc ổn định đến cuối năm; các khoản chi cho giáo dục cũng sẽ tăng. Một số khu vực nông thôn có khả năng CPI tăng cao hơn thành thị. Điều này đã thể hiện trong tháng 7, CPI chung của khu vực nông thôn tăng 0,30%, khu vực thành thị chỉ tăng 0,26%. Tăng cao nhất là vùng Tây Nguyên (0,56%), kế đến là vùng duyên hải miền Trung (0,41%), vùng đồng bằng sông Cửu Long (0,35%).

Đáng lo ngại là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng thì khu vực nông thôn chịu đựng nhiều nhất. Trong 1 năm, giá thuốc và dịch vụ y tế ở nông thôn tăng đến 64,5% (trong đó dịch vụ y tế tăng 90,33%), chi phí lo cho con học tăng 13,01%. Tháng 8 này, các gia đình đều lo cho con em đi học, những chi phí cho việc học tăng đang gây áp lực cho người dân. Vào mùa mưa, những dịch bệnh do thiên tai cũng khiến người dân lo lắng về sức khỏe, nhất là vùng nông thôn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo