xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẽ tăng room ngân hàng?

VŨ PHONG

Việc tăng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại là điều bình thường, mang lại thêm hiệu quả về quản trị, điều hành, xử lý nợ xấu…

Theo quy định hiện hành, tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép sở hữu vốn điều lệ tối đa 30%, trong đó một đối tác chiến lược được nắm không quá 20%. Trước tình hình khủng hoảng kéo dài của ngành ngân hàng, nhiều chuyên gia cho rằng Nhà nước cần nhanh chóng cho phép tăng tỉ lệ sở hữu (room) cho nhà đầu tư nước ngoài.

img

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Ảnh: HỒNG THÚY

Có thể chỉ tăng ở ngân hàng yếu kém

Ngân hàng Nhà nước đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 69, quy định tăng mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nhằm tái cấu trúc các NHTM yếu kém. Trước đây, tại Quyết định 254 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, trong phần giải pháp cơ cấu lại các NHTM yếu kém, có nói đến việc này. Theo các chuyên gia kinh tế, việc tăng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM là điều bình thường, mang lại hiệu quả về quản trị, điều hành, xử lý nợ xấu…

Trên thực tế, việc một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia nắm giữ 20% cổ phần tại NHTM đã và đang kỳ vọng mang lại nhiều hiệu quả. Mới đây, NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã bán 20% cổ phần cho một nhà đầu tư chiến lược Nhật Bản là Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU), thông qua phát hành cổ phiếu mới.
Đây là thương vụ mua bán, sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong hệ thống NHTM, giá trị lên tới 743 triệu USD (tương đương 15.465 tỉ đồng). Chủ tịch HĐQT VietinBank Phạm Huy Hùng nhận xét việc hợp tác chiến lược với một ngân hàng Nhật Bản sẽ giúp VietinBank đạt được nhiều thành tựu thông qua sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của BTMU trong hoạt động điều hành, quản trị và quản lý rủi ro.
Hồi đầu năm 2012, NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho một đối tác chiến lược là Ngân hàng Mizuho, thu về hơn 11.800 tỉ đồng, nâng vốn điều lệ của ngân hàng này từ 19.698 tỉ đồng lên 23.174 tỉ đồng.
Đánh giá về thương vụ này, lãnh đạo Vietcombank cho rằng không chỉ ngân hàng thu được lợi ích mà một lượng ngoại tệ lớn đã vào Việt Nam trong giai đoạn khó khăn, giúp cải thiện cán cân thanh toán, tạo sự quan tâm, tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường tài chính trong nước.

Cần sửa đổi luật

Chuyên gia tài chính, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng các NHTM trong nước được lợi nhiều khi có sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài, bởi họ có thế mạnh về công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính, nhất là quản trị rủi ro.
Tuy nhiên, với mức sở hữu tối đa không quá 30% như hiện nay, các đối tác nước ngoài rất khó can thiệp sâu vào công tác quản trị, điều hành, bởi họ nắm ít quyền về cổ phần. Nhiều ý kiến cho rằng nếu cần, có thể tăng room ngân hàng lên 49% hoặc 50% cho nhà đầu tư nước ngoài. Muốn thế, trước hết cần phải sửa đổi luật.
Ở góc độ khác, một chuyên gia kinh tế cho rằng sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các NHTM trong nước, nhất là đơn vị yếu kém, sẽ giúp củng cố, hỗ trợ NHTM phát triển minh bạch hơn. Thời gian qua, khi khủng hoảng nổ ra, sự yếu kém của một số NHTM đã bộc lộ, qua đó cho thấy yếu tố con người rất quan trọng. Những vụ bê bối trong một số NHTM đều xuất phát từ con người.
“Điều các ngân hàng lo ngại là khi nhà đầu tư nước ngoài vào, họ sẽ phải minh bạch hơn nữa hoạt động. NHTM trong nước chỉ được lợi từ những hợp tác chiến lược này” - chuyên gia kinh tế này nhận xét.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo