xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

1 tỉ đồng cho chức vô địch đơn Việt Nam

Hoàng Tú

Đó là giấc mơ của ông Đoàn Quốc Cường, Trưởng Bộ môn kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Quần vợt Việt Nam, trong cuộc trao đổi với chúng tôi

Đã 20 năm làm Trưởng Bộ môn Quần vợt và đó cũng là thời gian ông Cường tham gia vào Ban Chấp hành Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) qua 4 đời Chủ tịch VTF lần lượt với các ông: Lê Thanh Bình, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng (nhiệm kỳ 2, kết thúc năm 1998); Đặng Hiếu Hải, nguyên Trưởng Ban Tài chính quản trị trung ương (nhiệm kỳ 3 và 4, từ năm 1999 đến 2010); Nguyễn Danh Thái, nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban TDTT (nhiệm kỳ 5, từ năm 2010 đến 2017) và Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel (nhiệm kỳ 6, từ năm 2017 đến nay).

Ông Cường kể rằng: "Khi tôi xem lại sổ sách thì quá bất ngờ. Giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, chỉ riêng khoản tài trợ của một hãng bia dành cho giải vô địch quốc gia, 8 cây vợt xuất sắc toàn quốc và đồng đội toàn quốc đã là 100.000 USD. Thế mà quần vợt Việt Nam (QVVN) đã bỏ qua cơ hội để phát triển mạnh mẽ khi có nguồn kinh phí rất lớn".

Trước câu hỏi "Cứ cho rằng 10 năm trở lại đây, quần vợt không còn là môn thể thao quý tộc và vị trí này đã bị golf thay thế, nhưng ông cũng không thể phủ nhận sự phát triển quá chậm của QVVN cũng có lỗi của ông khi ông không đưa ra được một kế hoạch hay chiến lược nào để bộ môn này phát triển", ông Cường trả lời: "Tôi cũng đã có những kế hoạch chiến lược phát triển với mục tiêu là QVVN có huy chương ở SEA Games và phong trào quần vợt bây giờ đã phát triển nhiều và rộng khắp so với trước đây mặc dù không ít sân quần vợt giờ đây đã bị xóa sổ vì những dự án bất động sản".

1 tỉ đồng cho chức vô địch đơn Việt Nam - Ảnh 1.

Hoàng Nam được kỳ vọng sẽ là tay vợt Việt Nam đầu tiên vào Top 200 thế giới Ảnh: VTF

Ở SEA Games 1997, QVVN đã có HCB đôi nam - nữ của Ôn Tấn Lực - Nguyễn Kim Trang nhưng hơn 20 năm sau, QVVN chưa có thành tích nào tốt hơn. Hơn nữa, QVVN đã từ lâu luôn đi ngược với sự phát triển chung của thế giới, cụ thể nhất là gia đình phải là nơi chi trả mọi khoản kinh phí cho con em mình nếu quyết định đi theo con đường quần vợt. Nói dễ hiểu hơn là gia đình phải đầu tư ban đầu, đến khi nào các tay vợt cho thấy có năng khiếu tiềm ẩn tiến xa hoặc khẳng định được tài năng thì lúc đó mới có các nhà đầu tư và tài trợ. Khi đó, nguồn thu lớn hơn rất nhiều so với khoản đầu tư ban đầu.

Trái lại, với QVVN, các tay vợt luôn được "bao cấp" từ bé cho đến khi khoác áo đội tuyển quốc gia. Thế nhưng, tất cả các khoản thu nhập từ tiền thưởng cũng như từ tài trợ (nếu có) lại quá thấp.

Về điều được cho là nghịch lý này, ông Cường giãi bày: "Bất hợp lý đó dẫn đến thực trạng rất nhiều tay vợt Việt Nam không xem quần vợt là nghề. Nếu là tiền của gia đình đầu tư thì tác phong tập luyện và thi đấu cũng như trong sinh hoạt của các VĐV tôi tin chắc sẽ phải khác rất nhiều so với hiện nay. Có một thực tế như thế này, tôi luôn nghĩ phải chi kinh phí nhà nước đừng dàn trải, đừng cào bằng mà tập trung vào giải thưởng thì với giá trị 1 tỉ đồng và 500 triệu đồng cho 2 vị trí nhất, nhì đơn nam giải vô địch quốc gia, tương tự ở giải đơn nữ cũng như giải các tay vợt xuất sắc toàn quốc, tôi tin quần vợt cũng sẽ có sức hút để gia đình đầu tư cho con em của họ. Đó là chưa tính đến những khoản thu nhập từ các giải tỉnh, thành mà cũng là nguồn ngân sách nhà nước. Thế nhưng, đây là vấn đề cơ chế nên chưa có hướng ra".

Tổng Thư ký VTF cũng đánh giá cao ý tưởng mới đây của ông Thái Trường Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hải Đăng, cho rằng QVVN nên có dự án Top 100 ATP. Ông Cường nhận định: "Sau Becamex Bình Dương, Hưng Thịnh (TP HCM) và gần đây là Hải Đăng đã có những đóng góp tích cực cho QVVN, nên tôi hoàn toàn tán thành ý tưởng của ông Giang. Lý Hoàng Nam tuy là tay vợt của Becamex Bình Dương nhưng nhờ sự hỗ trợ kinh phí của Hải Đăng tạo điều kiện cho Nam tập huấn dài hạn ở Tây Ban Nha mà Nam thi đấu rất thành công ở 2 giải F4, F5 đã và đang diễn ra ở Tây Ninh, quê hương của Nam. Tôi sẽ bàn với lãnh đạo Tổng cục TDTT và VTF về ý tưởng QVVN trước mắt nên có dự án Top 200. Khi nào qua cột mốc này thì ra đời dự án Top 100 ATP". 

Hoàng Nam "đòi nợ" Safiullin

Lý Hoàng Nam tạo sự phấn khích cho người hâm mộ quê nhà Tây Ninh khi xuất sắc vào chung kết ở 2 nội dung đánh đơn và đôi Giải Quần vợt Vietnam F5 - Hải Đăng Cup 2018 nhưng đôi của anh (với Roman Safiullin) đã không quá "căng sức" trong trận chung kết đôi nam diễn ra chiều 3-11 và thua ngược 7-5, 4-6 và 7-10.

Dù đang gặp chấn thương và bị đánh giá yếu hơn hạt giống số 1 người Nga Safiullin 21 tuổi, hạng 295 cả về đẳng cấp lẫn phong độ sau khi từng thua ở chung kết Vietnam F4 nhưng với lợi thế sân nhà, Hoàng Nam quyết tâm giành chiến thắng, tích điểm thưởng để thăng hạng trong tuần mới. Từng thua Roman trong những pha giao bóng hiểm hóc và những lần đua sức bền cuối sân nhưng trong lần tái đấu ở trận chung kết đơn Vietnam F5 lúc 10 giờ ngày 4-11, Hoàng Nam khá tự tin khi đã hiểu rõ tay vợt Nga hơn.

T.Phước

Từ năm 1992, Nhật Bản đã bắt đầu cho ra đời dự án T45 với mục đích quần vợt Nhật sẽ có tay vợt có tên trong danh sách Top 45 ATP với nhà tài trợ là Tập đoàn Sony. Kei Nishikori - hiện đang thi đấu, có lúc trong Top 4 - là sản phẩm của dự án này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo