xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Duy trì hay bãi bỏ án tử hình tội phạm kinh tế ?

Anh Phương thực hiện

Nên cân nhắc giảm bớt một số án tử hình, nhất là đối với các tội phạm liên quan đến án kinh tế. Không phải cứ tử hình là có thể giảm được số hành vi phạm tội...

Các nhà làm luật, chuyên gia pháp luật, quan chức ngành tư pháp đã bày tỏ quan điểm như vậy khi đề cập đến vấn đề tiếp tục duy trì hay bãi bỏ án tử hình đối với tội phạm kinh tế bên lề hội nghị công tác tư pháp toàn quốc đang diễn ra tại Hà Nội. Tựu trung, có 3 lý do để dẫn tới việc bãi bỏ án tử hình tội phạm kinh tế: 1. Tính nhân văn; 2. Không phải cứ tử hình nhiều mà tội phạm kinh tế giảm mà phải có nhiều biện pháp khác; 3. Tử hình khó thu hồi tài sản thiệt hại. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng cần duy trì án tử hình đối với một số loại tội phạm kinh tế để bảo đảm tính răn đe.

Báo cáo tình hình 2 năm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết 08, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh đề án thay đổi việc tổ chức thi hành án tử hình và đề nghị sửa đổi một số điều giảm bớt hình phạt tử hình trong một số tội quy định tại Bộ Luật Hình sự.

Không phải cứ tử hình nhiều mà giảm được tội phạm kinh tế.- Luật gia Phạm Hưng-nguyên Chánh án TAND Tối cao, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia VN - bày tỏ: “Tôi rất đồng tình với việc bãi bỏ án tử hình đối với tội phạm kinh tế. Trên thế giới, nhiều nước đã bỏ án tử hình vì nó liên quan đến quyền sống của con người, một quyền hết sức cao quý”. Tại những nước còn duy trì án tử hình, hình phạt này áp dụng trong phạm vi rất hẹp, đối với một số tội danh đặc biệt nghiêm trọng, chủ yếu là tội xâm phạm đến tính mạng, nhân phẩm con người. Ngay tội phạm xâm hại an ninh quốc gia cũng chỉ áp dụng khung hình phạt tử hình đối với tội phản bội tổ quốc.

Việc đặt ra vấn đề xem xét rút bớt án tử hình đối với một số loại tội, nhất là tội phạm kinh tế tại thời điểm hiện nay là điều cần thiết. Sau gần 20 năm mở cửa, nền kinh tế phát triển, các thành phần kinh tế đa dạng. Sự phát triển kinh tế luôn song hành yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Ông Phạm Quốc Anh-tân Chủ tịch Hội Luật gia VN, nguyên trợ lý Chủ tịch nước - nói: Người phạm tội có nhiều nguyên nhân, cả khách quan, bất khả kháng lẫn chủ quan. Những người có động cơ vụ lợi đã rõ ràng nhưng không ít do bất khả kháng, nếu chỉ căn cứ vào khối lượng tài sản thất thoát để quy kết cho họ rồi tuyên án tử hình thì sẽ không thấu tình đạt lý. Dưới góc độ nhân văn, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng con người là một giá trị cao nhất, không thể dùng vật chất để so sánh, vì vậy không nên áp dụng án tử hình đối với tội phạm kinh tế.

Nhiều người lo ngại, trước tình hình tội phạm phức tạp hiện nay, nếu bỏ khung hình phạt tử hình sẽ làm mất tính răn đe. Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Đại Hưng không nghĩ như vậy. Theo ông, vấn đề ở chỗ không phải biện pháp tử hình cao có thể làm giảm được số hành vi vi phạm và tội phạm, mà cái chính là giáo dục cải tạo. Còn những biện pháp giáo dục cải tạo khác, nếu làm tốt vẫn có thể hạn chế được tội phạm. Đây cũng là ý luật gia Phạm Hưng muốn bộc lộ: Răn đe là cần thiết nhưng nhiều quá cũng không nên. Ông Hưng đưa ra dẫn chứng cụ thể: Từ khi sửa luật, nâng mức hình phạt đối với tội phạm ma túy, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt và thi hành án tử hình đối với rất nhiều đối tượng phạm tội nhưng tình trạng buôn bán ma túy vẫn chưa giảm. Do đó, không phải cứ bắn nhiều thì giảm người phạm tội, vấn đề quan trọng là ý thức con người, sự quản lý của nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật có được bảo đảm...

Khó thu hồi tài sản thiệt hại.- Điều quan trọng trong án kinh tế là phải thu hồi được tài sản bị thất thoát.  Nhiều chánh án bày tỏ, có cần phải có mức án tử hình không khi mục đích của pháp luật ngoài việc trừng phạt còn phải thu hồi tài sản. Chẳng hạn, nhóm tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả, tham ô..., nếu bị án đã bồi hoàn tốt rồi thì có cần tử hình không?  Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thị Thu Ba nhìn nhận, thu hồi hay khắc phục hậu quả thiệt hại do những người phạm tội gây ra là vấn đề rất quan trọng. Quan điểm của cá nhân bà là nên đặt vấn đề “trừng trị” ở một mức định nhất định, còn cái chính là tạo điều kiện cho họ có thể cải tạo tốt, khắc phục hậu quả mà họ có trách nhiệm thi hành phần dân sự của bản án đã tuyên. Trên thực tế, đối với những tử tù, sau khi cơ quan thi hành án thực hiện tử hình bị án thì việc thi hành án phần dân sự rất khó khăn.

Quan điểm này được Bộ trưởng Tư pháp Uông Chu Lưu nhấn mạnh: Trừng trị nghiêm không có nghĩa là phải tước đoạt sinh mạng mà có thể bằng cách hình phạt như tù chung thân hoặc tù có thời hạn. Cơ bản nhất là phải dùng biện pháp kinh tế để trừng trị, răn đe phòng ngừa. Phải đề ra được cơ chế để người phạm tội có cơ hội khắc phục hậu quả,  để bồi thường thiệt hại số tài sản bị thiệt hại, do phạm tội mà có.

Sửa theo hướng nào?.- Ông Phạm Quốc Anh nguyên trợ lý Chủ tịch nước - thận trọng: Việc giảm bớt án tử hình trong một số tội quy định tại Bộ Luật Hình sự là xu thế chung nhưng cần phải cân nhắc. Trong thời gian qua, một số đối tượng lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật để phạm tội hết sức nghiêm trọng, làm thất thoát của nhà nước khối lượng tài sản rất lớn.

Ông Phạm Hưng: Để phù hợp với thực tế và tình hình quốc tế, nên sửa đổi Bộ Luật Hình sự theo hướng giảm bớt loại tội có khung hình phạt cao nhất đến án tử hình. Chẳng hạn như đối với tội phạm kinh tế, tội phạm lợi dụng chức vụ (tham ô, hối lộ) nên bỏ mức án tử hình, đồng thời nâng khung hình phạt tù giam lên rất cao, có thể tới 30-40 năm.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, rất khó tách bạch giữa tội kinh tế và tham nhũng. Qua các vụ án kinh tế lớn bị đưa ra xét xử trong thời gian vừa qua như vụ Phạm Huy Phước..., gần đây là vụ Lã Thị Kim Oanh, việc bãi bỏ án tử hình rất khó áp dụng bởi hầu hết các bị cáo lãnh án tử hình thì tội tham nhũng và kinh tế luôn song hành và không tách bạch rõ ràng giữa yếu tố kinh tế thuần túy với yếu tố tham nhũng. Đúng rồi! Ông Phạm Quốc Anh đồng tình. Trong số các vụ án kinh tế lớn (có bị cáo bị kết án tử hình - PV) bị xét xử trong thời gian gần đây, số bị cáo lợi dụng tín nhiệm, trách nhiệm để tham nhũng rất lớn. Cho nên, trong điều kiện kinh tế VN còn khó khăn, phát triển chậm thì những thất thoát đó là có tội với đất nước, phải duy trì hình phạt nghiêm khắc này để răn đe người khác không lợi dụng để làm bậy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo