xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhớ bóng đá bao cấp...

Phạm Ngọc

Hơn 10 năm trước, khi làn sóng doanh nghiệp (DN) đầu tư vào bóng đá, sở hữu những CLB chuyên nghiệp và thậm chí gắn thương hiệu với tên những sản phẩm như “Xi măng”, “Ngân hàng”, những người yêu bóng đá đã nuối tiếc khi những tên tuổi lẫy lừng của bóng đá nước nhà như Thể Công, Cảng Sài Gòn hay Đường Sắt… bị xóa sổ.

Nhưng đó là một quy luật tất yếu khi bóng đá bao cấp phải nhường chỗ cho bóng đá nhà nghề, tư nhân. Làn sóng bóng đá DN thực ra cũng chào đón những tên tuổi gắn bó cùng giải đấu từ những ngày đầu như Hoàng Anh Gia Lai, Gạch Đồng Tâm Long An. Sự thành công của 2 đội này cổ vũ cho rất nhiều DN, tập đoàn tư nhân khác bước chân vào môn “thể thao vua”.

Sự thành công nhanh chóng của những ông bầu yêu bóng đá thực sự như bầu Đức, bầu Thắng hay những ông bầu mới làm bóng đá nhưng lại thu đươc thành công lớn như bầu Hiển phần nào khiến các DN thành công trên thương trường, coi bóng đá như một kênh để quảng cáo, khuếch trương thương hiệu. Hòa theo làn sóng này, một loạt ông bầu như bầu Trường, bầu Thụy gia nhập làng bóng. Có những thời điểm các ông bầu làm mưa làm gió, thao túng nền bóng đá và thậm chí quyết định luật chơi. Một ông bầu sở hữu nhiều đội bóng hay lúc cao hứng vài người thay đổi tên đội bóng xoành xoạch theo sở thích hoặc mục tiêu quảng bá cho “ngành hàng” mà mình muốn.

VFF không những không nhận ra nguy cơ và hiểm họa từ việc trao cuộc chơi vào tay những ông bầu có tiền nhưng chỉ coi bóng đá là chỗ để lợi dụng, kiếm lợi cho DN, mà lắm lúc còn cỗ xúy cho những ông bầu “trọc phú” gia nhập V-League, nuông chiều họ bằng việc cho phép sang nhượng, thay tên đổi chủ một cách dễ dàng. Khi sự cố xảy ra, DN phá sản, ông bầu vướng vòng lao lý, đội bóng buộc phải giải thể. Ông bầu vì bất mãn, không phục cách điều hành của VFF cũng… giải thể. Sự kiện XM Xuân Thành Sài Gòn bỏ giải giữa chừng đã biến V-League thành nạn nhân của các ông bầu, của cách đầu tư bóng đá kiểu ăn xổi, thích thì chơi không thích lại nghỉ.

Đến lúc này, nhiều người bắt đầu nuối tiếc những mặt tốt thời bóng đá Việt Nam sống trong cơ chế bao cấp. Ông Lê Thế Thọ, nguyên phó chủ tịch VFF, nói: “Thời ấy, không chỉ khán giả đến sân đông, các đội chơi quyết liệt vì người hâm mộ mà ngay cả phải xuống hạng cũng không đội nào nghĩ đến chuyện bỏ bóng đá”. Từ đây, người ta mới giật mình nhận ra rằng hóa ra khi một đội bóng gắn bó với địa phương, là niềm tự hào của người dân, thậm chí trở thành một biểu tượng chiến đấu và chiến thắng thì những CLB đó mới có sức sống lâu bền. SLNA có thể là một ví dụ sống động, dù DN nào tài trợ cho đội bóng này cũng không thể đặt lợi ích thương hiệu cao hơn cái tên truyền thống.

Nhiều năm sau khi Thể Công bị giải thể, những người yêu đội bóng này vẫn miệt mài đi thu thập đủ 1 triệu chữ ký để kêu gọi gầy dựng lại đội bóng. Nó trái ngược hẳn với sự ra đi của XM Xuân Thành Sài Gòn, chính CĐV TP HCM còn vỗ tay hoan hô khi một đội bóng thiếu bản sắc, thay đổi tên liên tục và không đại diện cho người Sài Gòn, tự khai tử.

VFF, vì thế, không được xem đây là sự cố bất thường mà cần phải coi đó là một bài học về xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững từ cái tên, từ gốc rễ sẽ quyết định tương lai của bóng đá Việt Nam trong tương lai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo