xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thị trường chuyển nhượng cầu thủ Việt Nam: Thả nổi, mất kiểm soát

Theo THÚY OANH (Sài Gòn Giải Phóng)

Một điều hết sức mâu thuẫn đang diễn ra ở bóng đá Việt Nam đó là cho đến tận thời điểm này, nguồn thu từ hoạt động bóng đá chuyên nghiệp hầu như chỉ là con số 0 nhưng thị trường chuyển nhượng và lương bổng, tức nguồn chi chính của các CLB, lại tăng đến mức chóng mặt…

“Cầu thủ triệu đô”
 
Hơn 5 năm trước, chỉ mới nghe cụm từ “cầu thủ 1 tỷ” dành cho Xuân Thành, Trung Kiên, Trường Giang thôi cũng đã làm giới quan sát phải giật mình. Bây giờ, đã xuất hiện cụm từ mới: “cầu thủ triệu đô”.
 
Theo một thống kê không chính thức, giá chuyển nhượng của một cầu thủ trong đội hình 1 của CLB đang đang chơi tại V-League bắt đầu với con số 3 tỷ. Mức lương trung bình của các cầu thủ nội từ 30-60 triệu đồng/tháng. Đối với cầu thủ ngoại, con số đó là gấp đôi hoặc thậm chí là gấp 3 sau khi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) quyết định cắt giảm “quota” ngoại binh tại các đội trong mùa bóng 2011.
 
Như vậy, riêng tiền chuyển nhượng mỗi mùa, trung bình các đội phải chi từ 10-20 tỷ đồng, chưa kể lương (chưa tính thưởng) phải mất thêm 10 tỷ đồng/năm. Chỉ với 2 chi phí này thôi đã khiến ngân sách hoạt động của một CLB cho một mùa giải lên đến 30 tỷ đồng. Thành ra, để nuôi đội bóng đá với mục tiêu trụ hạng, các ông bầu phải bỏ ra chừng 40 tỷ đồng mỗi mùa giải. Còn muốn lọt vào top 3 hay đoạt chức vô địch, con số ước tính không dưới 60 tỷ đồng/mùa.
img
Kesley (7) khi còn thi đấu trong màu áo B.Bình Dương. Ảnh: NGUYỄN NHÂN
 
Lấy ví dụ ngay tại đội hạng nhất Xuân Thành Sài Gòn vừa mới làm lễ ra mắt tại TPHCM mới đây, chỉ riêng tiền chuyển nhượng cho 6 gương mặt nổi tiếng như Kesley, Phước Tứ, Minh Đức…, ông bầu Nguyễn Đức Thụy phải chi gần 60 tỷ đồng cùng với 10 tỷ đồng tiền lương trong một năm chỉ để đạt mục tiêu thăng hạng V-League mùa tới.
 
Số tiền đó coi như đã mất trắng vì một đội hạng nhất như Xuân Thành Sài Gòn làm gì có nguồn thu nào? Tính riêng Huỳnh Kesley, bản hợp đồng 3 năm của anh đã khiến bầu Thụy móc túi hơn 2 triệu USD.
 
Cũng tại TPHCM, Navibank Sài Gòn đã tốn 10 tỷ đồng để có chữ ký của tiền đạo Quang Hải đến từ Khánh Hòa, còn Bình Dương cũng mất chừng ấy tiền để nhận được sự phục vụ của Leandro sau khi anh này rời Hải Phòng vì đội bóng đất cảng không chịu nổi đòi hỏi lương bổng của ngôi sao Brazil này.
 
Câu nói nổi tiếng của “bầu” Thắng (Đồng Tâm Long An): “Không cầu thủ Việt Nam nào có giá quá 500 triệu đồng” giờ chắc chắn đã lỗi thời. Cũng vì việc định giá ấy mà đội bóng của “bầu” Thắng gần như không có thể bổ sung lực lượng. Thị trường chuyển nhượng Việt Nam được xem là một “cuộc chơi tiền”, hầu như mất kiểm soát.
 
Tung hứng vô tội vạ
 
Thị trường chuyển nhượng Việt Nam đang mất kiểm soát vì nhiều lý do nhưng nguyên nhân chính là khung pháp lý cho các hoạt động chuyển nhượng hầu như không ai quản lý. Nhu cầu cần người của các đội bóng lớn, số lượng cầu thủ nội có chất lượng đã ít, nay VFF còn khống chế số lượng ngoại binh càng làm nguồn cung thêm khan hiếm.
 
Các cầu thủ từ nội đến ngoại bây giờ rất khôn ngoan khi không làm việc trực tiếp với các CLB mà đi lòng vòng qua một số nhà môi giới không chính thức, tức là các “cò cầu thủ” để có thể đẩy giá chuyển nhượng lên cao. Cách này có thể khiến họ mất một số tiền hoa hồng nhưng lại nhận được lương cao.
 
Bên cạnh đó, bằng việc “đi đêm” trên, các cầu thủ còn trong hợp đồng vẫn có khả năng phá bỏ hợp đồng nếu đội bóng mới dám chi tiền để đền bù hợp đồng cho họ. Với những kiểu giao dịch như vậy, chắc chắn giá chuyển nhượng thật bị đẩy lên gấp 2-3 lần trước nhu cầu cần người của các đội bóng.
 
Bản thân những đội đang thiếu người cũng chẳng dại gì làm việc trực tiếp với CLB khác bởi họ cũng biết, dù làm trực tiếp đi nữa cũng chẳng xuống được bao nhiêu tiền, lại dễ bị ép giá. Cứ tốn tiền qua “cò” mà ngồi rung đùi đợi kết quả cho khỏe!
 
Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam như một “cỗ máy” tiêu tiền bởi doanh thu không có, chỉ có chi mà không thu được là bao. Bỏ nhiều hay ít, tùy vào mục đích các ông bầu. Nếu như ngân sách hoạt động được cân đối dựa trên doanh thu, mọi thứ có thể được kiểm soát nhiều hơn. Nói cách khác, nếu các CLB hoạt động như doanh nghiệp, được kiểm soát lời, lỗ theo luật sẽ khó có chuyện tiêu tiền vô tội vạ như hiện nay.
 
Vai trò của VFF?
 
VFF hầu như đứng ngoài các hoạt động mang tính thị trường nói trên. Cũng khó có thể trách cứ họ bởi việc chuyển nhượng đều tuân theo quy luật cung - cầu nhưng sự bất hợp lý về giá, cách thức chuyển nhượng và cơ chế lương đang tạo ra những hệ quả khá tiêu cực trong xã hội. Có thể thấy ngay viễn cảnh là bóng đá chuyên nghiệp không đạt được những nền tảng đúng đắn của nó.
 
Để quản lý thị trường chuyển nhượng, VFF buộc phải dùng các công cụ đang có trong tay để điều chỉnh. Các CLB phải đầu tư cho cơ sở vật chất, đào tạo bao nhiêu mỗi năm? Báo cáo tài chính minh bạch thế nào trong mỗi hợp đồng chuyển nhượng? Hệ thống môi giới cầu thủ được kiểm tra ra sao? Mỗi mùa bóng các CLB phải nộp dự toán ngân sách hay doanh thu thuần thế nào?
 
VFF không can thiệp được chuyện mua bán nhưng hoàn toàn có thể đưa ra những ràng buộc bởi ngoài các con số “ảo” và phức tạp liên quan đến chuyển nhượng cầu thủ ra, những thống kê khác như lương, thưởng, đầu tư vật chất, chế độ tập luyện, khung giá đào tạo… đều thể hiện được trên sổ sách, chứng từ do chịu sự kiểm soát của các cơ quan khác như thuế chẳng hạn.
Chuyên gia Nguyễn Văn Vinh: Cần có sự liên kết
 
Thực ra chuyện này không quá xa lạ, xét cho cùng đó cũng là vấn đề của một nền bóng đá. Suy cho cùng, một khi cung không đủ cầu, giá cả phải tăng là chuyện đương nhiên. Đó là chưa nói đến chuyện phạm luật chơi. Rõ ràng điều đó là không đẹp nhưng đó là một sự thật khách quan.
 
Qua tình hình “bão giá” cầu thủ như hiện nay đang định hình một thực trạng là nhiệm vụ lớn nhưng thiếu khả năng nên ai cũng muốn chiếm đỉnh cao. Nhất là sau khi có quy định hạn chế cho phép nhập tịch cầu thủ và hạn chế số ngoại binh. Khi mà các đội bóng ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn ở ngoại binh, một cầu thủ ngoại một khi đã thể hiện được trình độ và cảm nhận được giá trị của mình thì họ cứ đẩy giá và các CLB phải chạy theo.
  
Giá cả chuyển nhượng tăng vọt là điều bất hợp lý. Tình hình sẽ còn nguy hiểm nữa nếu không sớm có luật về chuyện này. Điều đó cho thấy chúng ta cần phải có mối liên kết lại giữa các đội bóng, nhất là ở V-League và cần có sự chỉ đạo chung. Tác động tiêu cực gần nhất là khi chúng ta so sánh thành tích với Malaysia qua hai kỳ SEA Games và AFF Cup gần nhất sẽ rõ. Giải vô địch Malaysia không có ngoại binh nhưng những sản phẩm mà họ đã cho ra là hai danh hiệu vô địch liên tiếp.
QUỐC CƯỜNG (ghi)
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo