Thị trường
29/08/2017 09:55

"Nhà tù" hàn gắn hôn nhân thời trung cổ: Bài học cho ngày nay?

(NLĐO) - "Nhờ tòa nhà thiêng liêng này, chỉ có duy nhất một vụ ly hôn tại Biertan trong suốt 300 năm qua" - ông Ulf Ziegler, linh mục hiện tại của làng Biertan, nói.

Mặc dù nghe giống như một cơn ác mộng nhưng các dữ liệu lại cho thấy hình thức hàn gắn hôn nhân này tại vùng đất Transylvania - Romania hoạt động khá hiệu quả.

Tại Biertan, một trong 7 ngôi làng xinh đẹp của người Saxon ở Transylvania được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, thời gian dường như đã đóng băng. Những cỗ xe ngựa vẫn được sử dụng trong cuộc sống thường ngày và người dân địa phương thường tụ tập cùng nhau tại các quảng trường lát đá trong làng để buôn bán hàng hóa.

Tại trung tâm của ngôi làng là một nhà thờ kiên cố được xây từ thế kỷ 15 với chiều cao nổi bật hơn hẳn những kiến trúc xung quanh. 

Bên trong khu nhà thờ có một tòa nhà nhỏ với một căn phòng có diện tích chỉ lớn bằng phòng để thức ăn. Trong suốt 300 năm, mỗi khi hôn nhân gặp trục trặc, các cặp vợ chồng thường bị giám mục địa phương nhốt trong căn phòng này suốt 6 tuần để họ làm lành với nhau và ngăn ngừa các cuộc ly hôn.

Nhà tù hàn gắn hôn nhân thời trung cổ: Bài học cho ngày nay? - Ảnh 1.

Ảnh: Stephen McGrath

Mặc dù nghe giống như một cơn ác mộng nhưng các dữ liệu lại cho thấy "nhà tù hôn nhân" này khá hiệu quả. "Nhờ tòa nhà thiêng liêng này, chỉ có duy nhất một vụ ly hôn tại Biertan trong suốt 300 năm qua" - ông Ulf Ziegler, linh mục hiện tại của làng Biertan, nói.

Ngày nay, nhà tù nhỏ bé, tối tăm này lại trở thành một bảo tàng với những hình nộm bên trong. Căn phòng có phần trần thấp, tường dày, chỉ được trang bị một bộ bàn ghế, một rương đồ và một chiếc giường truyền thống của người Saxon có kích thước như dành cho một đứa trẻ.

Vì các cặp vợ chồng đang cố gắng hàn gắn cuộc hôn nhân bên trong một không gian bé xíu, họ buộc phải chia sẻ tất cả mọi thứ, từ chiếc gối nằm, tấm chăn đến bộ bàn ghế duy nhất.

Nhà tù hàn gắn hôn nhân thời trung cổ: Bài học cho ngày nay? - Ảnh 2.

Ảnh: Stephen McGrath

Lutheran, tôn giáo của người Saxon tại vùng đất Transylvanian, len lỏi vào hầu hết mọi ngóc ngách của cuộc sống. Mặc dù tôn giáo này cho phép ly hôn trong những trường hợp nhất định, ví dụ như ngoại tình, việc cứu vãn hôn nhân vẫn được người dân ủng hộ hơn. Vì vậy, nếu một cặp vợ chồng đang trên bờ vực tan vỡ, họ sẽ tự nguyện đến gặp giám mục để được "giam" vào nhà tù hôn nhân và tìm cách dàn xếp những bất đồng trước khi đưa ra quyết định.

"Nhà tù chính là công cụ để giữ gìn xã hội theo trật tự của Kitô giáo cũ. Nó còn có tác dụng bảo vệ phụ nữ và trẻ em, những người phải sống phụ thuộc vào gia đình " - linh mục Zielger nói. Nếu một cặp vợ chồng thật sự ly hôn, người chồng phải trả cho vợ cũ một nửa số thu nhập. Nhưng nếu anh ta tái hôn và tiếp tục ly hôn, người vợ thứ hai sẽ không nhận được gì. 

Vào thế kỷ thứ 12, những người Saxon được vua Hungary Géza II mời đến sinh sống tại vùng đất hẻo lánh Transylvania để bảo vệ nó khỏi những mối đe dọa xâm lược từ người Thát Đát và Ottoman cũng như phát triển công nghiệp trong khu vực. Người Saxon của vùng Transylvania đích thực là những con ong chăm chỉ khi biến Biertan thành một thị trấn, trung tâm văn hóa quan trọng với dân số 5.000 người vào năm 1510.

Nhà tù hàn gắn hôn nhân thời trung cổ: Bài học cho ngày nay? - Ảnh 3.

Ảnh: Stephen McGrath

Dưới ánh hoàng hôn, khu nhà thờ to lớn với 9 tòa tháp bao quanh được rọi sáng rực rỡ như một minh chứng về thời kỳ đầu định cư của người Saxon, một nơi an toàn và được tôn thờ hết mực. Từ độ cao gần 11 m của tòa tháp có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ ngôi làng và cả vùng nông thôn xung quanh.

Ngày nay, rất nhiều dân làng còn giữ nguyên những kỹ thuật canh tác lạc hậu và buôn bán đồ đạc để kiếm sống. Thi thoảng, một đàn cừu cùng những người đi chăn lại xuất hiện trên những ngọn đồi xanh ngắt, một cảnh tượng hầu như chẳng hề thay đổi trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Mặc dù cuộc sống tại Biertan vẫn tiếp tục trôi qua một cách chậm rãi, trầm ổn nhưng những áp lực kinh tế lẫn tôn giáo đã không còn đè nặng và buộc các cặp vợ chồng phải duy trì những cuộc hôn nhân khó khăn.

"Trong quá khứ, nguyên nhân khiến họ tiếp tục chung sống cùng nhau có lẽ không phải là tình yêu mà là công việc và sự tồn tại. Nếu một cặp vợ chồng bị giam trong 6 tuần, sẽ rất khó để họ có đủ lương thực cho năm sau. Vì vậy, họ buộc phải trở ra và tiếp tục làm việc cùng nhau" - linh mục Ziegler cho biết.

Nhà tù hàn gắn hôn nhân thời trung cổ: Bài học cho ngày nay? - Ảnh 4.

Ảnh: Stephen McGrath

Dù vậy, ông Ziegler tin rằng khái niệm về nhà tù hôn nhân vẫn đem lại những bài học tiềm năng cho bất kỳ cuộc hôn nhân hiện đại nào. Và ông không phải người duy nhất tin vào điều này. Vị linh mục tiết lộ ông đã nhận được nhiều yêu cầu đòi được giam vào nhà tù để hàn gắn quan hệ từ các cặp vợ chồng.

"Trong các gia đình hiện đại, các thành viên càng ngày càng ít dành thời gian cho nhau. Chúng ta trở nên ích kỷ hơn so với thế hệ ông bà. Chúng ta phải chịu đựng sự cô đơn nên cần giao tiếp với nhau nhiều hơn để tìm ra điều gì thật sự quan trọng và điều gì kết nối chúng ta" - ông Ziegler chia sẻ.

Bảo Hạnh (Theo BBC)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.