xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài toán khó

Phương Võ

Tình trạng “chia năm xẻ bảy” ở Yemen đang đe dọa khả năng của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc đối phó với nhóm khủng bố Al-Qaeda trên bán đảo Ả Rập (AQAP) và các phong trào vũ trang Hồi giáo cực đoan.

Đây là một diễn biến khá bất ngờ với Washington bởi chỉ mới cách đây vài tháng, ông Obama còn tự tin gọi Yemen là khuôn mẫu cho chiến lược chống khủng bố ở nước ngoài mà Washington theo đuổi: Tấn công phần tử cực đoan từ trên không, cải thiện năng lực của lực lượng an ninh địa phương và tránh triển khai lực lượng Mỹ tại những nước nguy hiểm.

Khi đó, ông chủ Nhà Trắng cho rằng có thể dùng chiến lược này để đối phó nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq.

 

Binh lính canh gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Sanaa - Yemen hôm 11-2, một ngày sau khi cơ sở ngoại giao này đóng cửa Ảnh: REUTERS

Binh lính canh gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Sanaa - Yemen hôm 11-2,

một ngày sau khi cơ sở ngoại giao này đóng cửa Ảnh: REUTERS

 

Giờ đây, sự sụp đổ của chính phủ Tổng thống Ali Abdullah Saleh, cộng với chiến dịch không kích nhóm phiến quân Houthi ở Yemen của các nước vùng Vịnh trong tuần này đang đe dọa nghiêm trọng chiến lược còn đang gặp khó ở Afghanistan và Libya này.

Tại Yemen, AQAP lâu nay vẫn là nỗi lo hàng đầu của Washington bởi nhóm này luôn công khai ý định tấn công lợi ích của Mỹ và các đồng minh. Việc không có một chính phủ thân thiện ở Sanaa có thể khiến sứ mệnh dùng máy bay không người lái không kích mục tiêu khủng bố của Mỹ ở nước này bớt hiệu quả.

Cụ thể, theo các chuyên gia, Mỹ giờ đây ít nhiều bị sụt giảm khả năng thu thập thông tin tình báo về sự di chuyển và hoạt động của nghi can khủng bố - những chi tiết đóng vai trò quan trọng trong việc tìm mục tiêu để máy bay không người lái tấn công.

Mọi chuyện càng thêm khó khăn kể từ khi Mỹ hôm 22-3 thông báo sơ tán các quan chức, nhân viên ngoại giao và lực lượng đặc nhiệm khỏi Yemen. “Đây là điều có hại cho cuộc chiến chống khủng bố. Chắc chắn là tình hình Yemen sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thu thập thông tin tình báo” - ông Daniel Benjamin, người từng làm cố vấn về chống khủng bố cho Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định.

Đã xuất hiện nỗi lo áp lực sẽ không còn đè nặng lên AQAP như trước, tạo điều kiện để bọn khủng bố này trỗi dậy và lên kế hoạch tấn công phương Tây. Những người chỉ trích đã dựa vào viễn cảnh này để cho rằng chính quyền ông Obama hoặc là quá lạc quan hoặc là không tiên liệu được những rủi ro của chiến lược nói trên.

Bà Barbara Bodine, cựu đại sứ Mỹ tại Yemen và hiện là giám đốc Viện Nghiên cứu Ngoại giao thuộc Trường ĐH Georgetown, cho rằng ngay cả những chuyên gia lạc quan nhất cũng không chia sẻ quan điểm của ông Obama vào mùa thu năm ngoái rằng chiến dịch ở Yemen là một mô hình thành công.

Đáp lại, giới chức Washington lập luận rằng nước này không có lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào chiến lược nói trên nếu muốn lính Mỹ không bị sa lầy như ở Iraq và Afghanistan. Ngoài ra, Nhà Trắng cũng trấn an rằng Mỹ có đủ khả năng giải quyết vấn đề an ninh tại Yemen kể cả khi không còn hiện diện ở nước này.

Dù vậy, những tuyên bố mạnh miệng này cũng không thể nào che lấp được thực tế rằng Washington đang đối mặt bài toán khó ở những điểm nóng như Yemen: Làm thế nào vừa chống khủng bố hiệu quả vừa tránh tổn thất lớn về con người?.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo