xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ tàu giống như giết người

MỸ NHUNG

20% số học sinh sống sót trong vụ chìm tàu Sewol (Hàn Quốc) cần điều trị tâm lý do bị trầm cảm và căng thẳng nghiêm trọng

Trong cuộc họp nội các ngày 21-4, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye gọi hành động bỏ tàu Sewol của thuyền trưởng là “tương đương giết người”. “Xét theo lẽ thường, không thể hiểu được hành vi của thuyền trưởng và một số thuyền viên. Nó giống như giết người và hành động này không thể và không nên được dung thứ” - bà Park quyết liệt.

Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, bà Park thề sẽ làm sáng tỏ mọi vi phạm và buộc những người có trách nhiệm trong thảm họa chìm tàu Sewol hôm 16-4 phải nhận các biện pháp “hình sự và dân sự” bất kể chức vụ của họ là gì. Bà cũng thừa nhận có những vấn đề nghiêm trọng trong phản ứng ban đầu của chính phủ đối với thảm họa này.

Đám tang một nữ sinh thiệt mạng trong vụ chìm tàu tại thành phố Ansan hôm 20-4Ảnh: Daily Mail
Đám tang một nữ sinh thiệt mạng trong vụ chìm tàu tại thành phố Ansan hôm 20-4Ảnh: Daily Mail

Thuyền trưởng Lee Joon-seok, 69 tuổi, bị dư luận trút giận khi các cảnh quay ghi lại ông là một trong những người đầu tiên thoát khỏi tàu Sewol. Trớ trêu thay, trong video quảng bá tuyến du lịch Incheon - Jeju vào năm 2010, ông Lee từng tuyên bố hành khách sẽ an toàn miễn là tuân theo chỉ dẫn của thủy thủ đoàn.

Theo tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc), 15 thủy thủ lành nghề trong số 24 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu Sewol đã bỏ chạy thoát thân khi tàu chìm. Chín thành viên còn lại là nhân viên phục vụ đã hỗ trợ hành khách đến phút chót; 3 người trong số này được cứu sống, 2 người thiệt mạng và 4 người mất tích.

Các điều tra viên tin rằng sau khi ngừng liên lạc với Trung tâm Dịch vụ lưu thông tàu thuyền (VTS) của đảo Jindo lúc 9 giờ 37 phút ngày 16-4, các thủy thủ nhanh chóng sơ tán trong khi hành khách vẫn được lệnh không di chuyển. “Họ tận dụng sự hiểu biết về cấu trúc của tàu cũng như điều kiện liên lạc thuận tiện hơn để cứu mạng bản thân thay vì cứu hành khách” - một sĩ quan cảnh sát biển nói.

Ngoài thuyền trưởng Lee và 2 thành viên thủy thủ đoàn bị bắt trước đó, Yonhap cho hay các công tố viên bắt thêm 4 thành viên thủy thủ đoàn hôm 21-4 với cáo buộc không bảo vệ hành khách gặp nạn và vi phạm luật cứu hộ thảm họa. Công tố viên Ahn Sang-don cho hay trong số 4 người bị bắt có 3 thuyền phó và 1 kỹ sư trưởng. Chủ và các cổ đông lớn nhất của Công ty Chonghaejin Marine điều hành tàu Sewol cũng bị cấm rời khỏi Hàn Quốc. Theo phía điều tra, một kỹ sư đã tự tử sáng 21-4 sau khi từ nơi thẩm vấn về nhưng được cứu sống.

Cùng ngày 21-4, các thợ lặn tập trung tìm kiếm ở tầng 3 và 4 của con tàu chìm. Đây là nơi tập trung nhiều hành khách khi thảm họa xảy ra. Người phát ngôn hoạt động cứu hộ của chính phủ, ông Ko Myeong-seok, cho hay có 214 tàu, 35 máy bay tìm kiếm trên mặt biển trong khi 151 thợ lặn ở dưới nước. Tính đến 11 giờ đêm cùng ngày (giờ địa phương), đã đưa được thêm 22 thi thể ra khỏi tàu, trong đó có 3 người nước ngoài, nâng tổng số người thiệt mạng lên 87.

Trong khi đó, tại TP Ansan thuộc tỉnh Gyeonggi, các tang lễ lần lượt được cử hành. Ngày 21-4, ông Kang Min-gyu - Hiệu phó Trường Trung học Danwon - được an táng. Ông được cứu sống khỏi tàu Sewol hôm 16-4 nhưng tự tử sau đó 2 ngày do không chịu đựng nổi việc hơn 200 học sinh của mình mất tích. Đám tang của 2 giáo viên và một số học sinh diễn ra trước đó một ngày trong nước mắt và niềm đau của những người ở lại. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo