xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi hoàng gia “gặp hạn”: Tự cứu!

Xuân Mai

Điện Buckingham mở cửa 78 ngày vào năm ngoái để đón tiếp khoảng nửa triệu lượt khách tham quan nhưng Quốc hội Anh cho rằng con số này vẫn còn quá ít

Để giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách chính phủ, đã xuất hiện những lời kêu gọi hoàng gia Anh tích cực “cải thiện thu nhập” hơn nữa ngay cả khi họ đang làm tốt công việc này.

Tăng cường làm kinh tế

Chẳng hạn như các nghị sĩ gợi ý điện Buckingham nên mở cửa nhiều ngày hơn cho du khách vào tham quan, nhất là trong những lúc nữ hoàng không có mặt ở đó, để kiếm tiền trang trải cho việc bảo trì và nâng cấp các cơ ngơi của hoàng gia. Bà Margaret Hodge, Chủ tịch Ủy ban Kiểm toán công (PAC) của Quốc hội Anh, cho rằng nữ hoàng không phải lúc nào cũng ở nhà và hoàng gia có thể tranh thủ những lúc như thế để kiếm thêm thu nhập.

Bên trong điện Buckingham Ảnh: ALAMY
Bên trong điện Buckingham Ảnh: ALAMY

Thực tế là điện Buckingham đã tăng cường làm kinh tế trong những năm gần đây để kiếm thêm thu nhập. Chẳng hạn như trong năm 1993, cung điện này chỉ mở cửa cho công chúng tham quan trong 56 ngày. Con số này tăng lên 63 ngày trong năm 2008 và 78 ngày trong năm 2013. Theo báo cáo của PAC, hoàng gia Anh đã kiếm được 19,3 triệu USD từ hoạt động đón tiếp khách tham quan trong năm 2013, nhiều gần gấp đôi so với 6 năm trước.

Dù vậy, PAC cho rằng hoàng gia có thể còn làm tốt hơn thế. Bà Hodge nhận định: “Lượng du khách tham quan điện Buckingham có thể mang lại nguồn thu không nhỏ. Tuy nhiên, cung điện này mới chỉ mở cửa 78 ngày trong năm ngoái, phục vụ cho khoảng nửa triệu lượt khách tham quan. Con số này quá ít nếu so với tháp London, thu hút trên 2 triệu lượt khách mỗi năm”.  Theo bà, việc tăng cường thu hút khách tham quan mỗi năm có thể giúp trang trải cho những cơ ngơi đang xuống cấp của hoàng gia, như lâu đài Windsor hoặc lăng mộ của nữ hoàng Victoria và hoàng tử Albert. Đây là những nơi đang chờ đợi sửa chữa trong 18 năm qua.

Theo đài BBC, các phòng dùng làm nơi tiếp và chiêu đãi khách quý tại điện Buckingham được mở cửa cho du khách trong 2 tháng 8 và 9 mỗi năm, kể từ năm 1993.  Số tiền thu được ban đầu dùng để trang trải cho việc khôi phục lâu đài Windsor bị hỏa hoạn hồi tháng 11-1992. Giờ đây, khoản tiền này được chuyển đến tổ chức Royal Collection Trust, nơi quản lý bộ sưu tập nghệ thuật hoàng gia - được xem là một trong những bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng nhất thế giới.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đồng tình với lời kêu gọi trên, như bài viết của nhà văn Anh Harry Mount trên báo Telegraph. Ông Mount chỉ ra rằng thu nhập của hoàng gia Anh không chỉ đến từ những hoạt động nói trên. Trước đây, kinh phí cấp dưỡng cho hoàng gia Anh được trả bằng tiền đóng thuế của dân và các khoản trợ cấp của chính phủ. Tuy nhiên, theo hệ thống Sovereign Grant mới được áp dụng từ năm 2012, mỗi năm họ nhận được khoản cấp dưỡng tương đương 15% lợi nhuận của Crown Estate, công ty quản lý danh mục bất động sản của hoàng gia.

Công ty này đã công bố lợi nhuận kỷ lục cho tài khóa 2012 (kết thúc vào tháng 3-2013), nhờ thị trường địa ốc trung tâm London bùng nổ. Lợi nhuận của Crown Estate đã tăng 5,2%, lên 390 triệu USD trong tài khóa 2012. Nhờ vậy, hoàng gia sẽ được nhận 59 triệu USD cho tài khóa 2014. Phần lời còn lại sẽ được chuyển cho Bộ Tài chính Anh.

Crown Estate hiện sở hữu rất nhiều trang trại điện gió và bất động sản tại phố Regent của Anh. Công ty này hoạt động tốt hơn mặt bằng chung cả nước nhờ thị trường bất động sản London bùng nổ và sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn năng lượng sạch ở Anh.  Danh mục tài sản của công ty này ước tính có giá trị hơn 13 tỉ USD. Crown Estate thuộc sở hữu của nữ hoàng hoặc đức vua nhưng họ không được phép bán các tài sản mà công ty quản lý. Ngoài ra, công ty này không được phép đi vay trên thị trường vốn và phải liên doanh với các quỹ nước ngoài để phát triển dự án của mình.

Thắt lưng buộc bụng

Một vấn đề khác, theo nhà văn Harry Mount, điện Buckingham không chỉ là nơi phục vụ khách tham quan. Nó có những nhiệm vụ quan trọng khác, như là nơi tổ chức các buổi lễ hoàng gia, tiếp đón nguyên thủ nước ngoài… Hơn 50.000 người đến cung điện này mỗi năm để tham dự các dạ tiệc quy mô lớn nhỏ. Vì thế, ông Mount cảnh báo cung điện này có nguy cơ trở thành một khu giải trí Disneyland của hoàng gia nếu bị thương mại hóa quá mức. Thực tế là cung điện này từng được cho ngân hàng Mỹ JP Morgan thuê để đãi tiệc cho nhân viên hồi năm ngoái, dẫn đến không ít cái lắc đầu.

Ngoài hoàng gia Anh, tình hình kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến “hầu bao” của không ít hoàng tộc khác ở châu Âu trong vài năm trở lại đây. Theo số liệu mới nhất của website hoàng gia Hà Lan, ngân sách năm 2011 cho nữ hoàng Beatrix, thái tử Willem Alexander và công chúa Maxima đã giảm gần 600.000 USD, còn 53 triệu USD. Phần lớn sự cắt giảm nhằm vào chi phí đi lại. Sau khi lên ngôi hồi năm 2013, vua Willem Alexander của Hà Lan đang hưởng mức lương 1,1 triệu USD/năm, ngang với mẹ mình. Dù vậy, ông cho biết sẵn sàng nhận ít lương hơn hoặc đóng thuế sau khi một kiến nghị kêu gọi giảm lương của nhà vua xuống còn 200.000 USD đã nhận được hàng chục ngàn chữ ký ủng hộ.

Tại Bỉ, theo hãng tin AP, vua Albert II trong năm 2012 chỉ nhận 13,8 triệu USD từ chính phủ. Còn số tiền tự động điều chỉnh lạm phát 3%, khoảng 480.000 USD, được dùng để chi trả cho việc chăm sóc cung điện thay cho chính phủ. Số tiền tuy tương đối nhỏ nhưng sự nhượng bộ này giúp giảm phần nào sức ép lên hoàng tộc. Theo hiến pháp Bỉ, chính phủ phải trả lương điều chỉnh lạm phát hằng năm cho hoàng gia trong bất kỳ trường hợp nào.

Trong khi đó, vua Tây Ban Nha Juan Carlos từ năm 2012 đã tự giảm 7% lương xuống còn 334.000 USD. Ngân sách hoàng gia nước này cũng bị giảm 2% xuống còn 10,5 triệu USD trong năm 2014. Báo địa phương El Mundo bình luận các thành viên hoàng gia sẽ không còn thoải mái chi tiêu cho quần áo, giày dép, phụ kiện hay đầu tóc nữa.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 16-3

Duy trì thể diện

Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời một số chuyên gia cho rằng những lời cáo buộc các hoàng gia lãng phí quá mức có phần hơi khắt khe. Theo họ, điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bậc vương giả là không được để mất thể diện, không để ai thấy túi rỗng. Do đó, họ chi hàng triệu USD cho các chuyến bay bằng máy bay riêng, các khách sạn và xe hơi sang trọng. Điều hiển nhiên là công dân của đất nước đó phải đóng thuế để giúp duy trì thể diện đó.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo