xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khoảng cách Mỹ - Đức còn xa

HUỆ BÌNH

Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể muốn hợp tác chặt chẽ với Mỹ bất kể những khác biệt về quan điểm chính sách của 2 nước

Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nhà Trắng hôm 17-3 có khởi đầu khá lúng túng và có cái kết thậm chí còn kỳ lạ hơn, với phát biểu có phần mỉa mai về cáo buộc bị nghe lén của ông Trump.

Không thoải mái

Cuộc gặp mặt được xem như một sự kiện quyết định tương lai quan hệ giữa 2 đồng minh này cũng như định hình mối quan hệ giữa 2 nhà lãnh đạo trong thời gian tới. Dù vậy, cuộc gặp vẫn không giúp họ thu hẹp khoảng cách về những vấn đề như Nga, thương mại, nhập cư… dẫn đến những khoảnh khắc không thoải mái tại cuộc họp báo chung sau đó.

Nhập cư là vấn đề nêu bật bất đồng giữa Mỹ và Đức. Ông Trump từng chỉ trích bà Merkel vì cho phép hàng ngàn người tị nạn vào Đức, đồng thời quan niệm rằng nhập cư là đặc ân, chứ không phải là quyền lợi. Sau khi nhậm chức, ông ban hành 2 sắc lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi nhằm vào một số nước có đa số dân là người Hồi giáo, một động thái tương phản mạnh mẽ với chính sách chào đón người nhập cư của bà Merkel. Bà Merkel cho rằng bên cạnh việc bảo vệ an ninh biên giới, giúp người nhập cư tái hòa nhập cộng đồng, chính quyền cũng phải quan tâm đến người tị nạn và cho họ cơ hội để ổn định cuộc sống.

Ngoài ra, ông Trump tin rằng Đức, cũng như Trung Quốc và các đối tác thương mại khác, đã lợi dụng Washington - một điều không có lợi cho người lao động Mỹ. Ông Trump cho biết chính sách “nước Mỹ trước tiên” bắt đầu đảo chiều xu hướng đó, thu hút các nhà máy trở lại đất Mỹ. “Tôi không phải là một người theo chủ nghĩa biệt lập. Tôi ủng hộ tự do thương mại song phải là thương mại công bằng. Bởi tự do thương mại mà chúng ta theo đuổi hiện nay đang dẫn tới rất nhiều điều xấu” - ông Trump nói.

Với giọng điệu hòa giải, bà Merkel hy vọng Mỹ và Liên minh châu Âu có thể tiếp tục thảo luận về một hiệp định thương mại. Bà Merkel nói: “Cần phải công bằng để hai bên đều có thể được hưởng lợi từ các hiệp định này. Trên tinh thần này, tôi cảm thấy rất vui nếu chúng ta có thể nối lại các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Mỹ. Chúng tôi ký thỏa thuận thương mại với Canada và hy vọng cũng sớm đạt được điều tương tự với Mỹ”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp báo chung ngày 17-3.Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp báo chung ngày 17-3.Ảnh: REUTERS

Sự đồng thuận hiếm hoi

Sự đồng thuận hiếm hoi giữa 2 nhà lãnh đạo liên quan đến tương lai NATO. Tại cuộc họp báo, ông Trump nhắc bà Merkel rằng Đức phải đáp ứng mục tiêu chi tiêu quân sự của NATO. “Tôi nhắc lại với Thủ tướng Merkel về sự ủng hộ mạnh mẽ của tôi với NATO cũng như việc các đồng minh NATO của chúng ta phải có trách nhiệm đóng góp công bằng chi phí quân sự. Nhiều nước nợ các khoản tiền lớn trong những năm qua và điều đó rất không công bằng với Mỹ. Những nước này phải trả những gì họ còn nợ” - ông Trump nói. Đáp lại, bà Merkel tái khẳng định cam kết của Đức trong việc đóng góp này.

Ông Trump nói tiếp về cáo buộc chưa có bằng chứng, theo đó, chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama nghe lén điện thoại của ông. Ông Trump tỏ ra đồng cảm với bà Merkel vì chính phủ của bà năm 2013 từng cáo buộc Washington do thám điện thoại bà. Vấn đề là khi ông Trump nói “ít nhất chúng tôi cũng có một điểm chung” về chuyện nghe lén điện thoại, bà Merkel tỏ ra khá bối rối trong lúc nhìn về phía nhà lãnh đạo Mỹ. Trước đó ngày 16-3, các lãnh đạo của Đảng Cộng hòa và Dân chủ thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã ra thông báo bác bỏ cáo buộc chính quyền ông Obama do thám ông Trump.

Bà Merkel có quan hệ rất gần gũi với các tổng thống tiền nhiệm của ông Trump là ông Obama và ông George W. Bush. Hãng tin Reuters nhận định chuyến thăm cho thấy có thể nhà lãnh đạo Đức có thể cũng muốn gầy dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với ông Trump bất kể những khác biệt về quan điểm chính sách giữa họ.

Ngoại trưởng Mỹ dịu giọng

Chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới Bắc Kinh từ ngày 18-3 được đánh giá là đầy khó khăn sau khi Trung Quốc tức giận vì bị Washington yêu cầu kiềm chế Triều Tiên. Vấn đề tăng cường trừng phạt tài chính đối với các công ty và ngân hàng Trung Quốc liên hệ với đối tác Triều Tiên cùng tranh chấp ở biển Đông được cho là nằm trong chương trình nghị sự.

Ngoài ra, Trung Quốc chắc chắn bày tỏ phản đối hành động triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc nhân chuyến thăm của ông Tillerson. Phát biểu tại thủ đô Seoul hôm 17-3, ông Tillerson cảnh báo Mỹ sẽ cân nhắc lựa chọn quân sự chống lại Triều Tiên nếu quốc gia này đe dọa các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc. Ông cũng kêu gọi Trung Quốc áp đặt trừng phạt và nỗ lực hơn trong việc ngăn chặn Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. Tuy nhiên, phát biểu sau cuộc gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 18-3, ông Tillerson có phần dịu giọng khi nói Washington sẽ cùng Bắc Kinh làm việc để đưa Bình Nhưỡng đi theo hướng đi khác. Trong khi đó, theo Reuters, ông Vương Nghị mô tả cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ là thẳng thắn, thiết thực và có ích. Ngoại trưởng Mỹ dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19-3.

Trước thềm chuyến thăm trên, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc viết rằng Bắc Kinh hiểu rõ lợi ích của mình khi chấm dứt tham vọng hạt nhân của Triều Tiên nhưng việc Washington đề nghị nước này cắt đứt hoàn toàn chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng là điều vô lý, có thể gây nguy hiểm. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, nhắc lại rằng các cuộc hội đàm Mỹ - Trung là cách tốt nhất để giải quyết những nút thắt trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Kinh trước đó kêu gọi Bình Nhưỡng dừng thử tên lửa và hạt nhân, đồng thời đề nghị Mỹ - Hàn ngừng các cuộc tập trận quân sự, để hai bên quay trở lại bàn đàm phán.

Về lựa chọn quân sự chống lại Triều Tiên, hãng tin Tân Hoa Xã bình luận cách tiếp cận đó không có gì mới. “Những chiến thuật tương tự đã từng được sử dụng bởi người tiền nhiệm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông George W. Bush, và thất bại” - Tân Hoa Xã nhấn mạnh.

Phạm Nghĩa

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo