xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế rung rinh theo động đất

NGUYỄN HẢI HOÀNH (Theo Beijing Review)

Doanh nghiệp sản xuất thiết bị phát điện lớn nhất Trung Quốc là Công ty Tập đoàn Điện khí Đông phương, tỉnh Tứ Xuyên, đang đứng trước tình hình khó khăn chưa từng thấy do động đất gây ra. Ước tính riêng thiệt hại tài sản cố định của công ty là 600 triệu NDT; song thiệt hại lớn nhất là ở thị trường cổ phiếu. Ngày 19-5, giá trị cổ phiếu Điện khí Đông Phương giảm 7 tỉ NDT. Ngày 20 lại giảm 7 tỉ nữa

Trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong tổn thất của nền kinh tế Trung Quốc (TQ) do động đất gây ra. Nhiều nhà kinh tế cho rằng thiệt hại kinh tế trực tiếp của trận động đất này lớn hơn rất nhiều so với tai họa bão tuyết đầu năm nay. Nó có thể làm chậm sự tăng tốc GDP quý II, thậm chí ảnh hưởng tới chính sách kinh tế vĩ mô.

Lạm phát: Lửa đổ thêm dầu

Một báo cáo của Công ty Chứng khoán Trung Tín cho rằng ảnh hưởng lớn nhất của động đất đối với nền kinh tế TQ có thể là ở khâu giá cả. Giá lương thực và giá thịt heo tăng lên là nhân tố chính gây ra tình trạng lạm phát hiện nay ở TQ. Tứ Xuyên lại là một tỉnh nông nghiệp lớn, chiếm 8,2% tổng diện tích trồng trọt cả nước, sản lượng lương thực chiếm 9,2%, nhất là gạo chiếm 9,2% sản lượng gạo TQ. Động đất làm nông nghiệp bị thiệt hại nặng về trang thiết bị, tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất, do đó sản lượng lương thực sẽ bị giảm.

Tứ Xuyên còn là vùng sản xuất thịt heo lớn nhất TQ. Động đất gây khó khăn cho giao thông vận tải nên việc chuyên chở heo sống sang tỉnh khác bị hạn chế, làm giá thịt tăng lên. Bản báo cáo trên cho thấy lượng thịt heo do Tứ Xuyên cung cấp ra tỉnh ngoài chiếm 4% tổng lượng tiêu thụ thịt heo của TQ. Động đất làm giảm một nửa lượng thịt heo xuất ra ngoài tỉnh, do đó sẽ làm giá thịt heo tăng khoảng 6%. Công ty Trung Tín cho rằng động đất sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm nay tăng 0,3%.

Tứ Xuyên cũng là tỉnh sản xuất khí đốt lớn nhất TQ, chiếm 27% sản lượng khí đốt cả nước. Báo cáo trên cho biết, giả thiết động đất làm giảm một nửa sản lượng khí đốt của tỉnh này thì cuối cùng sẽ làm chỉ số giá xuất xưởng của hàng hóa công nghiệp PPI tăng 0,4%. Theo báo cáo của Cục Thống kê Nhà nước, giá tiêu dùng tháng 4 tăng 8,5%. Công ty Trung Tín cho rằng sau hai vụ thiên tai bão tuyết và động đất vừa rồi, Chính phủ TQ hầu như không thể thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4,5% nữa.

Tốc độ tăng trưởng GDP giảm

“Sơ bộ ước tính trận động đất Vấn Xuyên sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP hạ thấp 0,2%” – nhà phân tích vĩ mô hàng đầu của Công ty Chứng khoán Trung Tín Chư Kiến Phương nói. Động đất làm cho sản xuất ở vùng chịu tác hại bị gián đoạn khoảng 1 tháng. Vùng này chiếm 50% GDP tỉnh Tứ Xuyên hoặc 2% GDP cả nước cho nên tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn quốc sẽ giảm 0,3%. Do thiệt hại lớn về người và tài sản nên tốc độ tăng tiêu dùng của vùng thiên tai sẽ giảm 30%, dẫn đến tiêu dùng của cả nước giảm 0,6%.

Nhưng việc tái thiết vùng này sẽ làm tốc độ đầu tư trong cả nước tăng 0,3%. Theo ông Chư, đến quý III, IV kinh tế TQ sẽ phục hồi tăng trưởng như cũ, một số lĩnh vực có thể xuất hiện tăng trưởng bật lại. Rõ ràng, con số 0,2% không có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế TQ đang tăng trưởng cao với tốc độ hai con số.

Báo cáo của Công ty Trung Tín cho rằng huyện Vấn Xuyên ở tâm chấn là vùng núi, chiếm 0,3% sản lượng công-nông nghiệp Tứ Xuyên. Các tỉnh, thành phố bị rung chuyển tương đối nặng như Cam Túc, Thiểm Tây, Trùng Khánh, Vân Nam, Sơn Tây, Quý Châu và Hồ Bắc chỉ chiếm 18% GDP cả nước và về cơ bản sản xuất không bị phá hoại.

Nhiều nhà kinh tế khác cũng có quan điểm tương tự. Ông Phạm Kiến Bình, nhà kinh tế hàng đầu ở Trung tâm Tin học Quốc gia, cho rằng việc tái thiết sau thiên tai sẽ kéo theo tăng trưởng đầu tư, do đó ngược lại sẽ có thể nâng tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Ngoài ra, do phải thực hiện nhiệm vụ cứu trợ vùng động đất nên nhiều vùng khác đã tăng giờ làm, tăng sản xuất; do đó có thể bù đắp thiệt hại tại vùng có thiên tai.

Giáo sư Âu Minh Cương ở Trung tâm Tiền tệ Quốc tế - Học viện Ngoại giao cho rằng tuy trận động đất Tứ Xuyên gây thiệt hại lớn hơn trận Đường Sơn nhưng do tỉnh Tứ Xuyên chiếm tỉ lệ nhỏ trong nền kinh tế TQ nên sẽ không có ảnh hưởng lớn.

Thiệt hại trực tiếp lớn

Diện tích bị động đất ở Tứ Xuyên gây thiệt hại rộng hơn 100.000 km2, số dân trực tiếp chịu tác hại là hơn 10 triệu người. Tính đến ngày 19-5 đã có 3,128 triệu nhà bị sập, 15,609 triệu nhà hư hỏng. Trang thiết bị cơ sở hạ tầng của các ngành giao thông, điện lực, thông tin, cấp nước, cung cấp khí đốt đều bị phá hủy, tổn thất nghiêm trọng.

Ông Phạm Kiếm Bình đánh giá thiệt hại do động đất gây ra lớn hơn tai họa bão tuyết đầu năm nay ở miền Nam TQ, nhất là thiệt hại kinh tế trực tiếp. Thiệt hại do tai họa bão tuyết là 151,65 tỉ NDT, còn thiệt hại kinh tế trực tiếp do động đất Tứ Xuyên gây ra là 600 tỉ NDT.

Công ty đánh giá rủi ro AIR Worldwide cho rằng trận động đất Tứ Xuyên có thể làm cho nền kinh tế TQ bị thiệt hại trên 20 tỉ USD. Thiệt hại kinh tế trực tiếp của các doanh nghiệp hết sức nặng nề.

Thống kê của Ban Chỉ huy “Kháng chấn cứu tai” Vấn Xuyên cho thấy tỉnh Tứ Xuyên có ít nhất 14.000 xí nghiệp công nghiệp bị thiệt hại, tổn thất kinh tế trực tiếp lên tới 67 tỉ NDT; trong đó có tổn thất 600 triệu NDT tài sản cố định của Tập đoàn Điện khí Đông Phương. Nhưng đó chưa phải là con số cuối cùng, vì việc kiểm kê thiệt hại còn đang tiếp tục. Ông Phạm lo rằng trong thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp khó phục hồi được như cũ.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo