xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế thế giới trước 2 con đường

Hoàng Phương

Phần lớn chuyên gia cho rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2015 có thể giảm xuống dưới 7%, một tỉ lệ hiếm thấy trong 3 thập kỷ qua

Nền kinh tế thế giới đứng trước 2 con đường khi bước vào năm 2015. Một lối đi dẫn đến sự hồi phục mạnh mẽ mà các nhà hoạch định chính sách tìm kiếm trong vô vọng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, lối còn lại sẽ đưa kinh tế thế giới trở lại suy thoái bởi những vấn đề nảy sinh từ năm 2007 chưa thể giải quyết được. Theo báo The Guardian (Anh), thành bại của kinh tế thế giới trong năm tới phụ thuộc vào 5 yếu tố.

Nga và Ukraine

Nền kinh tế Nga được dự báo rơi vào suy thoái trong năm 2015 bởi tác động của giá dầu sụt giảm và các biện pháp trừng phạt từ phương Tây. Ngay cả khi biện pháp nâng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17% của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga có thể giúp đồng rúp ổn định và ngăn dòng vốn chảy ra nước ngoài, cái giá phải trả vẫn có thể là suy thoái.

Chuyên gia Neil Shearing của Công ty Capital Pushing cho rằng kinh tế Nga suy thoái đến đâu sẽ tùy thuộc vào giá dầu và việc phương Tây có dỡ bỏ trừng phạt hay không. Một yếu tố nữa là việc Tổng thống Nga Vladimir Putin có duy trì lập trường cứng rắn đối với Ukraine như trong năm 2014 hay không. Nếu ông Putin không nhượng bộ, không chỉ kinh tế Nga mà cả các nước láng giềng cũng như khu vực sử dụng đồng euro có thể lao dốc.

Giá dầu

Giá dầu giảm mạnh là tín hiệu tích cực cho tăng trưởng toàn cầu: khích lệ người tiêu dùng tăng chi tiêu và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Trevor Greetham, chuyên gia tại Công ty Fidelity Solutions, cho rằng những nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu như Nga, Venezuela và Iran sẽ chịu nhiều sức ép về thu ngân sách.

Lĩnh vực dầu khí đá phiến ở Mỹ cũng chịu ảnh hưởng do lợi nhuận thu về không nhiều như trước. Đây được xem là một trong những mục tiêu mà Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhắm đến khi quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác bất chấp giá dầu “teo tóp”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Dầu mỏ Algeria Youcef Yousfi hôm 28-12 kêu gọi OPEC giảm sản lượng để bảo vệ thu nhập của các thành viên, trong đó có Algeria. Giá dầu trong thời gian tới có thể còn chịu sự chi phối của tình hình chiến sự đang leo thang ở Libya, một thành viên khác của OPEC.

Trung Quốc

Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng đối với màn “trình diễn” của kinh tế thế giới trong năm 2015. Không những thế, giới phân tích nhận định năm này cũng mang tính quyết định đối với Chủ tịch Tập Cận Bình và Chính phủ Trung Quốc khi các kế hoạch cải cách lớn được đưa vào thực hiện.

Tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương Trung Quốc (CEWC) vừa khép lại ở Bắc Kinh đầu tháng 12-2014, nước này tuyên bố sẽ nỗ lực bảo đảm kinh tế tăng trưởng ổn định trong năm 2015 bằng cách duy trì chính sách tài chính chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng thừa nhận kinh tế có thể không đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 7,5% đặt ra cho năm 2014. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông), hầu hết chuyên gia lo ngại tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2015 có thể giảm xuống dưới mức 7%, một tỉ lệ hiếm thấy trong 3 thập kỷ qua.

Kinh tế Mỹ là điểm sáng hiếm hoi của thế giới năm 2014 Ảnh: AP
Kinh tế Mỹ là điểm sáng hiếm hoi của thế giới năm 2014 Ảnh: AP

Một kết quả như thế sẽ tác động đến thế giới theo 2 cách quan trọng. Đầu tiên, hàng hóa xuất khẩu đến Trung Quốc sẽ giảm, ảnh hưởng đến những nước như Đức, Úc… Kinh tế Trung Quốc uể oải cũng có thể kéo giá dầu chìm sâu hơn. Thứ hai, Trung Quốc sẽ xuất khẩu giảm phát đến phần còn lại của thế giới. Giá hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu đang giảm và xu hướng này sẽ tiếp tục. Khi đó, Mỹ và châu Âu sẽ tràn ngập hàng Trung Quốc giá rẻ, giúp đẩy lạm phát đi xuống.

Mỹ

Năm 2015 sẽ có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và thị trường thế giới.

Hồi tháng 10-2014, FED chấm dứt hoàn toàn chương trình mua trái phiếu lần 3, một dấu hiệu chứng tỏ lòng tin của cơ quan này vào triển vọng của kinh tế đất nước. Nếu dữ liệu kinh tế trong những tháng tới vẫn tiếp tục cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ, FED nhiều khả năng tăng lãi suất cơ bản - vốn được duy trì ở mức thấp kỷ lục 0%-0,25% kể từ tháng 12-2008.

Nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao từng tuyên bố của FED để dự báo thời điểm cơ quan này quyết định tăng lãi suất, một động thái tác động đến các thị trường trên thế giới.

Khu vực đồng euro

Có nhiều lý do để tin rằng cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro (eurozone) sẽ tiếp diễn trong năm 2015. Sự hồi phục của khu vực này không được như mong đợi trong lúc mối đe dọa giảm phát ngày một tăng.

Kinh tế của eurozone gần như đình trệ trong quý III/2014 (chỉ tăng trưởng 0,2%), còn tỉ lệ lạm phát hằng năm thấp bất thường (khoảng 0,3%, trong lần thống kê hồi tháng 11). Hy Lạp, Tây Ban Nha đã rơi vào giảm phát và nhiều người lo ngại phần còn lại của eurozone sẽ “nhiễm bệnh”.

Điều này khiến các nhà đầu tư thêm lo lắng bởi một khi giá tiếp tục giảm, doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ trì hoãn kế hoạch chi tiêu để chờ giá giảm thêm. Trong bối cảnh tăng trưởng kém và giá dầu thấp, năm 2015, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tiếp tục cuộc chiến chống giảm phát sau khi không thành công với các biện pháp đối phó trong năm nay.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo