xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật chống khủng bố của Trung Quốc gây tranh cãi

Hoàng Phương

Luật chống khủng bố mới của Bắc Kinh bị xem là đe dọa đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nước ngoài

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 27-12 đã thông qua luật chống khủng bố đầu tiên của đất nước. Theo Tân Hoa Xã, đây là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm đối phó mối đe dọa khủng bố trong nước và giúp duy trì an ninh thế giới.

Bắc Kinh lập luận họ đang đối mặt mối đe dọa khủng bố “rõ ràng và thường trực”, nhất là tại khu tự trị Tân Cương.  Nước này cũng cáo buộc một số thành viên cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở Tân Cương phát động chiến dịch bạo lực để đòi độc lập, lấy cảm hứng từ những nhóm như Taliban và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

 

An ninh được thắt chặt tại khu mua sắm Tam Lý Đồn ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc sau khi xuất hiện cảnh báo về mối đe dọa khủng bốẢnh: Reuters
An ninh được thắt chặt tại khu mua sắm Tam Lý Đồn ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc sau khi xuất hiện cảnh báo về mối đe dọa khủng bốẢnh: Reuters

 

Tuy nhiên, việc Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố tiếp tục vấp phải chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ và doanh nghiệp phương Tây về những điều khoản liên quan đến an ninh mạng.

Washington lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng đạo luật trên để yêu cầu các công ty điện thoại, nhà cung cấp dịch vụ internet cung cấp chìa khóa mã hóa (dùng để bảo vệ dữ liệu) và để thiết bị, dữ liệu người dùng địa phương ở bên trong lãnh thổ Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Barack Obama còn nhận định những yêu cầu trên sẽ cho phép Trung Quốc cài đặt “cổng hậu” bên trong hệ thống của các công ty công nghệ Mỹ. Theo ông chủ Nhà Trắng, Bắc Kinh sẽ phải thay đổi nội dung những điều khoản như thế nếu muốn làm ăn với Washington.

Theo những người chỉ trích, luật chống khủng bố mới của Trung Quốc không chỉ đe dọa đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp nước ngoài mà còn đến vấn đề tự do ngôn luận. Theo một số nguồn tin, đạo luật tăng cường kiểm soát việc các cá nhân đăng tải thông tin liên quan tới khủng bố trên các trang mạng xã hội cũng như hạn chế báo chí trong nước đưa tin chi tiết các vụ khủng bố.

Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cam kết luật chống khủng bố “sẽ không hạn chế các hoạt động kinh doanh hợp pháp, không tạo cổng hậu, không cản trở tự do ngôn luận trên mạng hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp”. Ông này cho rằng luật pháp Mỹ cũng có những quy định yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà điều tra.

Động thái trên diễn ra vào thời điểm Bắc Kinh nói riêng và thế giới nói chung đối mặt mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng sau một loạt vụ tấn công kinh hoàng, như vụ ở thủ đô Paris - Pháp gần đây.  

Mới nhất, nhà chức trách Áo hôm 26-12 cho biết một cơ quan tình báo bên ngoài đã cảnh báo nguy cơ xảy ra các vụ tấn công bằng súng hoặc bom tại thủ đô một số nước châu Âu trong khoảng thời gian từ lễ Giáng sinh đến dịp năm mới. Cảnh báo này buộc  chính quyền khắp châu Âu tăng cường an ninh.

Trước đó, các đại sứ quán phương Tây ở Bắc Kinh hôm 24-12 nhận được thông tin tình báo về mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào người nước ngoài tại khu mua sắm Tam Lý Đồn khiến an ninh ở đó được siết chặt đến cuối tuần rồi.

 

Nỗi lo lực lượng lao động sụt giảm

Một quyết định đáng chú ý khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 27-12 là chỉnh sửa luật để cho phép các cặp vợ chồng có 2 con. Luật mới này chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2016. Ông Lu Jiehua, một nhà xã hội học tại Trường ĐH Bắc Kinh, nhận định chính sách mới nói trên sẽ ảnh hưởng đến 100 triệu cặp vợ chồng.

Theo đài CNN, bước đi trên được xem là nỗ lực nhằm đối phó với tình trạng dân số già đi và lực lượng lao động sụt giảm. Trung Quốc được dự báo sẽ có 400 triệu người từ 60 tuổi trở lên sau 15 năm nữa. Các nhà nghiên cứu nhận định tình trạng dân số già đi sẽ là gánh nặng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội, đồng thời khiến Bắc Kinh thêm gặp khó trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc, hiện có hơn 1,3 tỉ người, ban hành chính sách một con nhằm kiểm soát sự gia tăng dân số trong những năm 1970. Chính sách này đã dẫn đến tình trạng nạo phá thai, mất cân bằng giới tính, nạn buôn bán trẻ em... trong một xã hội vẫn còn trọng nam khinh nữ.

X.Mai

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo