Theo đó, lệnh trừng phạt sẽ không thể phi hạt nhân hóa Triều Tiên và sẽ chỉ làm tăng thêm sự thù địch. Thay vì vậy, sự cam kết về kinh tế khởi đầu một tiến trình có thể dẫn đến những lợi ích đáng kể, không làm tăng khả năng quân sự của Triều Tiên hoặc khiến cho Mỹ và các đồng minh dễ bị nguy hiểm hơn.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tham quan các ngôi nhà mới xây trên đường Mansudae ở Bình Nhưỡng. Ảnh: REUTERS/KCNA
Theo báo People’s Daily, nghiên cứu nói trên nêu rõ: “Việc khuyến khích một chiến lược tăng trưởng kinh tế cởi mở hơn và thị trường thân thiện sẽ làm lợi cho người dân Triều Tiên cũng như sẽ dẫn đến một chính sách đối ngoại ít mang tính đối đầu hơn”.
Nghiên cứu nói trên còn đề nghị ngoài cam kết về kinh tế, Mỹ cần mở rộng các trao đổi về học thuật với Triều Tiên trong khi các tổ chức viện trợ và phát triển của Mỹ cần được khuyến khích hoạt động ở đây. Đồng thời, Mỹ cần từ bỏ chính sách ngăn cấm Bình Nhưỡng gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các tổ chức tài chính quốc tế khác.
Trước khi nghiên cứu này được công bố, Ngoại trưởng Hillary R. Clinton khẳng định Mỹ sẽ không quan hệ bình thường với Triều Tiên hoặc nới lỏng lệnh trừng phạt chống lại nước này cho đến khi Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
LỤC SAN