xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ lấy đại bác giết “muỗi” (*): 13 năm, 6.000 tỉ USD

NGÔ SINH

Sự lãng phí của Mỹ ở chiến trường Iraq và Afghanistan dường như bất tận, đẩy nước này vào cảnh nợ nần và khủng hoảng ngân sách kéo dài

Báo cáo của Trường ĐH Harvard cho hay Mỹ đã chi từ 4.000-6.000 tỉ USD vào chiến trường Iraq và Afghanistan - 2 cuộc chiến được đánh giá là tốn kém nhất trong lịch sử nước này.

Vay mượn 2.000 tỉ USD

Các cuộc chiến tranh kéo dài hơn 1 thập kỷ ở Afghanistan (từ năm 2001 đến nay) và Iraq (từ 2003-2011) đã tiêu tốn 6.000 tỉ USD, tức mỗi hộ gia đình Mỹ mất trắng 75.000 USD. Số tiền nêu trên bao gồm cả chi phí chăm sóc y tế lâu dài và đền bù cho hàng trăm ngàn binh sĩ mất khả năng lao động do bị tổn hại về thể chất và tâm lý cũng như các thiệt hại về kinh tế - xã hội.

Quân đội Mỹ vẫn đang ném tiền đóng thuế của người dân Mỹ vào bom đạn 
ở Afghanistan Ảnh: REUTERS
Quân đội Mỹ vẫn đang ném tiền đóng thuế của người dân Mỹ vào bom đạn ở Afghanistan Ảnh: REUTERS

Dưới thời Tổng thống George W. Bush, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế quốc gia Lawrence Lindsey từng tiết lộ với báo The Wall Street Journal rằng cái giá của cuộc chiến Afghanistan chỉ đến 100 - 200 tỉ USD. Tuyên bố không tưởng trên vấp phải sự công kích dữ dội từ các đồng nghiệp. Hậu quả, Lawrence Lindsey buộc phải từ chức.

Trước đó, chính quyền ông Bush từng quả quyết cuộc chiến ở Iraq sẽ tự cung cấp tài chính nhờ vào nguồn lợi dầu mỏ của quốc gia Trung Đông này. Thế nhưng, theo trang web Global Research, thay vì vậy, Washington đã vay mượn khoảng 2.000 tỉ USD, phần lớn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, để trang trải cho cả 2 cuộc chiến.

Trước mắt, Mỹ sẽ phải chi 260 tỉ USD tiền lời cho khoản nợ chiến tranh kể trên; còn sau đó, các khoản tiền lời sẽ cứ thế đội lên hàng ngàn tỉ USD. Như vậy, 2 cuộc chiến tranh này không chỉ khiến cho nước Mỹ mang nợ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc khủng hoảng tài khóa và ngân sách của chính phủ liên bang trong giai đoạn dài. Các chuyên gia cảnh báo di sản từ các quyết sách đưa ra trong cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan còn ảnh hưởng lớn đến ngân sách liên bang trong nhiều thập niên sau này.

Khoảng 1,56 triệu binh sĩ Mỹ đang điều trị tại các cơ sở của chính phủ sẽ được hưởng trợ cấp suốt đời. Chính phủ Mỹ đã chi 134 tỉ USD vào việc chăm sóc y tế và trợ cấp thương tật cho các cựu binh Iraq và Afghanistan nhưng con số này sẽ đội lên hàng trăm tỉ USD nữa trong thời gian tới.

Ném tiền thuế của dân ra cửa sổ

Sự lãng phí của nước Mỹ ở Afghanistan dường như là bất tận. Theo kênh Fox News, Tổng Thanh tra John Sopko, người chịu trách nhiệm theo dõi công cuộc viện trợ cho Afghanistan, đã xác nhận Mỹ phí phạm hàng tỉ USD ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Cụ thể, Afghanistan không thể sử dụng 2 chiếc máy bay vận tải C-130 trị giá 40,5 triệu USD mà chính phủ Mỹ có kế hoạch cung cấp cho không lực nước này. Thêm nữa, khoảng 285 tòa nhà gồm các doanh trại, bệnh xá và trạm cứu hỏa đều không đáp ứng các quy định về xây dựng và dễ làm mồi cho “bà hỏa”. Ngoài ra, Lầu Năm Góc ít ngó ngàng đến hàng trăm ngàn đơn vị vũ khí nhỏ được giao cho quân đội Afghanistan nên chẳng hay biết phần nhiều trong số đó đã biến mất.

“Chúng ta thường xuyên ném tiền đóng thuế của người dân ra ngoài cửa sổ mà chẳng hề suy xét xem người Afghanistan có cần nó và có thể duy trì được nó hay không” - ông Sopko nói.

Văn phòng Tổng Thanh tra tái thiết Afghanistan đã lên án quyết định chi 34 triệu USD xây dựng trại Leatherneck ở tỉnh Helmand vào năm 2008. Cơ sở rộng khoảng 6.000 m2 này chưa bao giờ được sử dụng và vẫn bỏ trống cho đến tận bây giờ. 34 triệu USD tiền đóng thuế của người dân Mỹ cũng đã bị Lầu Năm Góc phí phạm vào chương trình trồng đậu nành mà nông dân Afghanistan phản đối.

Tháng 10-2013, công trình xây dựng Bệnh viện Gardez ở tỉnh Paktia - Afghanistan bị phát hiện đã chậm trễ 2 năm vì nhà thầu yếu kém và số tiền trả lố một đi không trở lại. Tháng 12 cùng năm, một vụ bê bối khác bị phanh phui. 5,4 triệu USD đã được đầu tư xây dựng lò xử lý rác thải tại căn cứ Sharana nhưng các lò xử lý này không thể vận hành. Trong khi đó, các binh sĩ Mỹ phải đốt rác cùng các nguyên liệu độc hại ngoài trời.

Từ năm 2002, quốc hội Mỹ đã dành riêng khoảng 103 tỉ USD để tái thiết Afghanistan. Không thể biết chính xác bao nhiêu tiền viện trợ tái thiết đã bị phung phí. Bởi chỉ riêng năm 2012, gần 7 tỉ USD trong tổng số 10,6 tỉ USD chi cho các chương trình và dự án cũng như các vấn đề chung đã bị phí phạm.

Các nhà phê bình nhận định cốt lõi của vấn đề thực sự nằm ở chính sách tái thiết. Thiếu tướng không quân về hưu Charles Dunlap - Giám đốc điều hành Trung tâm Luật pháp, Đạo đức và An ninh quốc gia - thừa nhận yêu cầu quân đội Mỹ sử dụng tiền đóng thuế của người dân để làm thay đổi Afghanistan, đặc biệt trong bối cảnh công chúng Mỹ kêu gọi rút quân hoàn toàn ra khỏi nước này, là nhiệm vụ bất khả thi.

Kỳ tới: Nhà độc tài 1 tỉ USD

Chi cho 1 quân nhân: 2,1 triệu USD

Theo Yahoo News, Trung tâm Chiến lược và Đánh giá ngân sách (CSBA) cho biết chi phí trung bình cho mỗi quân nhân Mỹ phục vụ ở Afghanistan trong năm 2014 là 2,1 triệu USD, cao hơn 352% so với chi phí ở Iraq năm 2005. Phân tích ngân sách Lầu Năm Góc, CSBA nhận thấy từ năm 2008-2013, chi phí bình quân cho 1 binh sĩ Mỹ là 1,3 triệu USD.

Nguyên nhân của tình trạng gia tăng chi phí như vừa nêu là gì? Số binh sĩ được điều động vẫn đang giảm xuống đều đặn: Năm 2011, Mỹ có gần 100.000 quân ở Afghanistan; năm 2014 giảm xuống còn 40.000. Quân số giảm 39% so với năm 2013 nhưng ngân sách chỉ giảm 10%. Ngoài ra, các giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định chi phí cho binh sĩ tăng là do việc chuyển quân và trang thiết bị về nước khi rút quân chịu phí tổn cao.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo