xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga xâm nhập "cấm địa" Mỹ

NGÔ SINH

Sau khi mua Uranium One, về mặt lý thuyết, người Nga nắm quyền kiểm soát 20% nguồn cung urani của Mỹ

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions vừa ra lệnh các công tố viên liên bang đánh giá "những vấn đề nhất định", theo đề nghị của các nghị sĩ Đảng Cộng hòa, liên quan đến thương vụ bán Công ty Khai thác mỏ Uranium One (Canada) cho Công ty Năng lượng Nguyên tử nhà nước Rosatom (Nga).

Thương vụ gây tranh cãi

Nhà chức trách Mỹ cũng đang xem xét bổ nhiệm công tố viên đặc biệt để điều tra một loạt vấn đề liên quan đến bà Hillary Clinton. Ngoài ra, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa còn lập một ủy ban để điều tra việc chính quyền ông Barack Obama thông qua thỏa thuận nói trên.

Những động thái trên diễn ra theo sau tiết lộ mới nhất của báo The Hill về vụ việc từng gây tranh cãi trước thềm cuộc bầu cử Mỹ 2016. Cụ thể, trước khi chính quyền ông Barack Obama cho phép Rosatom kiểm soát Uranium One, Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã thu thập được "chứng cứ" cho thấy giới chức công nghiệp hạt nhân Nga dính líu vào chuyện hối lộ, lại quả, tống tiền và rửa tiền trong nỗ lực mở rộng tham vọng hạt nhân ở Mỹ.

Vụ việc càng gây chú ý bởi được bà Hillary Clinton, khi đó là ngoại trưởng, ông Bill Clinton - chồng bà - nhận được những khoản thù lao hậu hĩnh cho các bài phát biểu ở Moscow, còn Quỹ Clinton nhận được tiền quyên góp từ người Nga.

Những dữ liệu của FBI cho thấy ông Vadim Mikerin, Giám đốc điều hành chi nhánh Rosatom ở Mỹ (gọi là Tenex), năm 2009 ký hợp đồng với Công ty Transport Logistics International (Mỹ) để họ vận chuyển urani của Nga quanh nước Mỹ. Hội đồng Quản trị Transport Logistics International đã lại quả khoảng 2 triệu USD cho người Nga để đổi lấy các hợp đồng độc quyền - vi phạm luật chống tham nhũng của Mỹ. Mikerin đã nhận tội giúp dàn xếp tiền hối lộ thông qua một loạt tài khoản bí mật ở Cyprus, Latvia và Thụy Sĩ. Năm 2015, ông này bị kết án 48 tháng tù vì tội âm mưu rửa tiền.

Nga xâm nhập cấm địa Mỹ - Ảnh 1.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cùng ông Frank Giustra (phải) - một trong những nhà tài trợ của Quỹ Clinton Ảnh: XD TALK

Cũng trong năm 2009, Rosatom mua được 17% cổ phần Uranium One, doanh nghiệp khai thác mỏ khổng lồ có trụ sở ở Canada và hoạt động ở bang Wyoming - Mỹ, Úc, Canada, Kazakhstan, Nam Phi...

Đến năm 2010, Ủy ban Về đầu tư nước ngoài ở Mỹ (CFIUS) nhất trí để Rosatom nắm 51% cổ phần công ty này. Ba năm sau đó, người Nga sở hữu toàn bộ Uranium One và đổi tên công ty thành Uranium One Holding. Thương vụ này được cho là giúp Moscow nắm quyền kiểm soát 20% nguồn cung urani của Mỹ.

Ngoài ra, năm 2011, chính quyền ông Barack Obama cho phép Tenex bán urani thương mại cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ thông qua sự hợp tác với Công ty United States Enrichment Corp. Trước đó, Tenex chỉ có thể bán urani đã được tái chế từ vũ khí hạt nhân Liên Xô bị dỡ bỏ cho các nhà máy điện ở Mỹ.

Mục tiêu thật sự của Nga

Thương vụ Rosatom - Uranium One bị đưa vào tầm ngắm từ năm 2015, khi lộ chuyện cựu Tổng thống Bill Clinton thu được 500.000 USD tiền diễn thuyết từ một ngân hàng Nga và hàng triệu USD tiền tài trợ từ thiện từ những người quan tâm đến hợp đồng Uranium One trong lúc bà Hillary Clinton còn làm ngoại trưởng. Cũng trong thời gian đó, Tenex kiếm được hàng tỉ USD qua các hợp đồng nhiên liệu hạt nhân mới của Mỹ.

Đã xuất hiện cáo buộc bà Clinton chịu sự tác động của Nga vì các khoản tiền Quỹ Clinton nhận được từ nhà sáng lập Uranium One, ông Frank Giustra. Năm 2005, ông Giustra giành được quyền thăm dò các điểm khai thác quặng urani ở Kazakhstan trong chuyến đi có sự tham gia của cựu Tổng thống Clinton. Trong giai đoạn 2008-2010, Uranium One đã quyên tặng cho Quỹ Clinton tổng cộng 8,65 triệu USD.

Sự thật là sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, câu chuyện về Uranium One không còn thu hút nhiều quan tâm như trước, một phần vì bà Hillary Clinton giờ là công dân bình thường. Dù vậy, điều này thay đổi sau khi tờ The Hill tiết lộ vào thời điểm CFIUS cân nhắc thỏa thuận, FBI đang điều tra xem liệu Nga có đang tìm cách tác động đến ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ hay không. Trong danh sách thành viên của CFIUS có Bộ Ngoại giao Mỹ (do bà Hillary Clinton đứng đầu), đồng nghĩa bộ này có tiếng nói về những quyết định của ủy ban này, bên cạnh những bộ như Tư pháp, Quốc phòng, Thương mại, Năng lượng, An ninh nội địa…

Tuy nhiên, tạp chí Forbes chỉ ra rằng những cơ sở Mỹ mà Rosatom thâu tóm được hầu như chẳng sản xuất gì. Khoáng sản urani ở đây có chất lượng kém và khá đắt đỏ nên không thể cạnh tranh trên thị trường. Về lý thuyết, những cơ sở của Uranium One có thể xử lý 20% quặng urani của Mỹ nhưng điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra.

Thêm vào đó, người Nga không thể xuất khẩu số urani họ sản xuất được ở Mỹ bởi không có giấy phép theo quy định. Nguyên nhân thực sự Rosatom muốn mua lại Uranium One là nắm trong tay những khu mỏ urani sinh lợi ở Kazakhstan - nước sản xuất urani thương mại lớn nhất thế giới.

Hiện vẫn chưa rõ vì sao chẳng có ai ở FBI báo động chính quyền ông Barack Obama khi đó về những nghi vấn nói trên trước khi Rosatom được phép thâu tóm Uranium One. Giả thuyết được đặt ra là Washington lúc đó muốn "tái khởi động" quan hệ với Moscow, cũng như thuyết phục Moscow tham gia thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ngoài ra, bài báo của The Hill ghi nhận Bộ Tư pháp Mỹ tiếp tục cuộc điều tra trong gần 4 năm sau khi có những phát hiện trên, thay vì công khai vụ việc. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo